Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: nghề dệt thổ cẩm

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Chương trình 1719 - Tào Đạt - 13:16, 22/10/2024
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm-nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang được chính quyền địa phương và người dân nơi đây đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị bằng nhiều giải pháp tích cực nhằm gắn với phát triển du lịch.
Sắc màu thổ cẩm hội tụ bên dòng Đăk Bla

Sắc màu thổ cẩm hội tụ bên dòng Đăk Bla

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 09:35, 13/04/2024
Những ngày này, trong khuôn viên Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, 45 nghệ nhân đến từ 12 đoàn nghệ nhân thuộc các phường, xã trên địa bàn Tp. Kon Tum tham gia trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc tại Liên hoan sắc màu thổ cẩm Tp.Kon Tum lần thứ III năm 2024.

"Đánh thức" nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Nguy cơ mai một (Bài 1)

LTS: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, thay bằng những vật dụng được thiết kế sản xuất theo phương thức công nghệ. Điều đáng mừng là, những năm gần đây, trong các buôn làng vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng đang có nhiều nghệ nhân vẫn miệt mài gìn giữ, tìm kiếm cơ hội để vực dậy nghề truyền thống của cha ông.
Tạo đột phá cho cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS phát triển

Tạo đột phá cho cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS phát triển

Media - Thúy Hồng - 18:43, 27/01/2024
Ở vùng DTTS, nghề dệt thổ cẩm là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con các dân tộc. Những năm qua, nghề này đã được các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm và thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, đa phần các HTX dịch vụ thổ cẩm trên địa bàn vùng DTTS và miền núi đang còn gặp khó khăn, như chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm…
Dệt thổ cẩm của người Mnông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Dệt thổ cẩm của người Mnông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - PV - 21:18, 18/05/2023
Ngày 18/5, chào mừng Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận, đưa nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người Mnông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người phụ nữ ở bản Ka Túp

Người phụ nữ ở bản Ka Túp "thổi hồn" vào thổ cẩm để làm giàu

Phóng sự - Phạm Tiến - 17:32, 18/09/2023
Có dịp ghé thăm gia đình chị Hồ Thị Phay ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cầm truyền thống vào một ngày mùa Thu, dù đã cuối giờ trưa nhưng trong căn nhà xây khang trang nằm sát dòng sông Sê Pôn, nơi phân định hai nước Việt-Lào vẫn vang lên tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải. Hơn 50 năm gắn bó với nghề cha ông để lại, chị Phay chứng kiến những thăng trầm của nghề theo thời gian, nhưng với chị chưa bao giờ từ bỏ đam mê, vậy là "yêu nghề, nghề không phụ...".

"Đánh thức" nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS: Linh hoạt, sáng tạo để giữ nghề (Bài 3)

Với nhiều giải pháp , nhằm khơi dậy niềm đam mê, tự hào bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm truyền thống, các cấp chính quyền và người dân tại các buôn làng ở Tây Nguyên đang tiếp tục có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt để giữ nghề.
Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Công tác Dân tộc - L.Phương - 18:00, 09/06/2023
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.
Trưng bày và trình diễn di sản nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

Trưng bày và trình diễn di sản nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu

Sắc màu 54 - Văn Sơn - Hồng Phúc - 10:24, 24/12/2022
Chiều 23/12, tại Bảo tàng Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) phối hợp với Sở VHTT&DL, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam) tổ chức Trưng bày - Trình diễn di sản nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu, do những nghệ nhân dệt thổ cẩm xã Tà Lu và một số nghệ nhân các xã có di sản nghề dệt thổ cẩm trong huyện Đông Giang thực hiện.
Người phụ nữ tiên phong làm du lịch ở buôn Tơng Jú

Người phụ nữ tiên phong làm du lịch ở buôn Tơng Jú

Công tác Dân tộc - Hoàng Thùy - 08:48, 16/12/2022
Không chỉ phục hồi nghề dệt thổ cẩm, giúp nhiều phụ nữ trong buôn có thêm thu nhập từ nghề dệt, từng bước thoát nghèo, bà H’Yam Bkrông (SN 1965), còn là người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, góp phần thay đổi phương thức làm kinh tế cho phụ nữ ở địa phương.
Nghề truyền thống cũng cần được cải tiến

Nghề truyền thống cũng cần được cải tiến

Nghề nghiệp - Việc làm - Diệp Chi - 01:28, 08/05/2023
Dưới tác động của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Điện Biên đang có nguy cơ dần bị mai một, cần có những giải pháp phù hợp hơn để gìn giữ và lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời này…
Công nhận Nghề dệt thổ cẩm của người Mnông ở Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể

Công nhận Nghề dệt thổ cẩm của người Mnông ở Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể

Tìm trong di sản - L.Hoàng - P.Thảo - 19:49, 06/09/2022
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Mnông ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đắk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Về miền thổ cẩm xứ Nghệ

Về miền thổ cẩm xứ Nghệ

“Thổ cẩm người Thái có sắc màu riêng”, những già làng miền Tây xứ Nghệ bảo vậy. Sắc màu thổ cẩm ấy đã không còn là những họa tiết, hoa văn cầu kì, khéo léo mà hơn thế là nét văn hóa truyền thống được kết tinh và truyền đời qua bao thế hệ. Thổ cẩm người Thái giờ không còn là những sản phẩm được sử dụng hàng ngày mà đã vượt núi, vượt rừng vươn xa đến bạn bè quốc tế.
Giữ nghề truyền thống của người Rơ Măm

Giữ nghề truyền thống của người Rơ Măm

Đồng bào Rơ Măm là một trong 14 dân tộc rất ít người của cả nước, với 178 hộ, 536 nhân khẩu, sinh sống tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, tại làng Le nhiều ngành nghề truyền thống có nguy cơ mai một đang được đầu tư, hỗ trợ lưu giữ và phát triển, như đan lát nông cụ, vật dụng sinh hoạt, đặc biệt là nghề dệt vải thổ cẩm, tạc tượng…
Hợp tác xã Ván Chi - Nơi lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Hợp tác xã Ván Chi - Nơi lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Kim Anh - 11:14, 24/08/2022
“Nghề dệt thổ cẩm là một đặc trưng văn hóa của dân tộc Pà Thẻn. Nếu mình không cố gắng, chủ động tìm tòi, lưu giữ những kiến thức để bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ sau này, thì văn hóa truyền thống ấy có nguy cơ bị mai một”, nghệ nhân Ván Thị Chi - Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn Ván Chi chia sẻ.
Nghề dệt thổ cẩm ở làng Phung

Nghề dệt thổ cẩm ở làng Phung

Media - Thùy Dung - 11:03, 23/08/2022
Trang phục thổ cẩm là một nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu khi nhắc về đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thời gian qua, nhằm giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhiều chị em phụ nữ Gia Rai ở làng Phung (xã Biển Hồ, TP.Pleiku, Gia Lai) vẫn miệt mài bên khung dệt để làm nên những sản phẩm như váy, áo, khố,… phục vụ cho người dân trên địa bàn và các huyện, thị xã lân cận.
Chuẩn bị tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm đồng bào Ê Đê tỉnh Phú Yên

Chuẩn bị tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm đồng bào Ê Đê tỉnh Phú Yên

Sắc màu 54 - T.Nhân - 11:35, 25/06/2023
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm dân tộc Ê Đê tỉnh Phú Yên, năm 2023.
Gia Lai: Phụ nữ DTTS giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Gia Lai: Phụ nữ DTTS giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nghề nghiệp - Việc làm - Ngọc Thu - 19:04, 03/03/2023
Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện đã thành lập được 106 câu lạc bộ dệt thổ cẩm với hơn 1.600 thành viên. Trong đó tập trung ở các địa phương như huyện Chư Păh, Phú Thiện, Kông Chro, Tp. Pleiku... Số lượng câu lạc bộ dệt thổ cẩm ngày càng tăng đã khẳng định được vai trò của phụ nữ Gia Lai, đặc biệt phụ nữ DTTS trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Gia Lai

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Gia Lai

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 09:52, 30/08/2022
Đối với đồng bào Gia Rai ở Gia Lai, nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống, là thước đo sự khéo léo của các chị em phụ nữ. Với mong muốn gìn giữ và phát huy nghề truyền thống, chính quyền địa phương đã nỗ lực giúp các nghệ nhân dệt vừa có thu nhập ổn định vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên đã có thương hiệu

Vải dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên đã có thương hiệu

Sắc màu 54 - Thành Nhân - 09:56, 14/03/2022
Làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) hiện có khoảng 100 người gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Việc công nhận nhãn hiệu sẽ giúp cho nghề dệt ở làng Hà Văn Trên ngày càng phát triển; đồng thời là cơ hội tôn vinh, quảng bá, phát huy giá trị truyền thống, thổ cẩm Hà Văn Trên trên thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển làng nghề, thu hút khách du lịch đến tham quan, tăng thêm thu nhập cho người dân.