Kinh tế -
Mỹ Dung -
14:12, 14/09/2024 Do có sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống thiên tai với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” nên huyện vùng cao Ba Chẽ (Quảng Ninh) không có thiệt hại về người trong cơn bão số 3 và những ảnh hưởng hoàn lưu sau bão. Ngay sau mưa lũ, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, thị trấn phối hợp với lực lượng vũ trang hỗ trợ Nhân dân đã khẩn trương dọn dẹp cây đổ, vận chuyển đồ đạc, vệ sinh môi trường và hiện người dân đã dần ổn định cuộc sống trở lại.
Ngày 4/10, tại Trường Tiểu học Đồn Đạc, xã Đồn Đạc, Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập huyện Ba Chẽ tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và Hội thảo phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời gắn với Nghị quyết 17-NQ/TU về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững.
Từ ngày 01/7/2024, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) được triển khai đồng loạt trên toàn quốc. Với đặc thù địa bàn miền núi biên giới, dân cư sống rải rác, tuy nhiên cùng với cả nước, Cuộc điều tra 53 DTTS trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đến ngày 15/8 đã hoàn thành kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng thu thập thông tin.
Ba Chẽ là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ninh, với khoảng 80% dân số là người DTTS. Đồng bào chủ yếu làm nông, lâm nghiệp. Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại cho hơn 18.000ha rừng trên địa bàn huyện, ước tính thiệt hại khoảng 550 tỷ đồng. Những ngày này, người dân địa phương đang tích cực tập trung tận thu gỗ rừng, để hạn chế thiệt hại do cơn bão gây ra.
Ngày 14/8, huyện Ba Chẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình “Trao giấy chứng nhận và kinh phí đỡ đầu, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mất nguồn nuôi dưỡng trên địa bàn huyện Ba Chẽ" năm 2024.
Trong 2 ngày 8 và 9/4, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024 với nhiều nét đặc trưng, riêng có. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.
Là huyện vùng cao tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ được xem là nơi có diện tích trồng trà hoa vàng lớn nhất khu vực phía Bắc. Đây là nông sản có giá trị đặc biệt, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trà”, giúp nhiều người dân vùng đồng bào DTTS nơi đây ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi dân tộc. Trải qua thời gian, trang phục dân tộc của người Dao Thanh Y ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn giữ được những nét đẹp biểu trưng gắn với câu chuyện riêng có trong đời sống người Dao.
Tối 23/12, tại thị trấn Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ công bố huyện Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 và UBND huyện Ba Chẽ tổ chức khai hội Trà hoa vàng lần thứ IV năm 2023.
Ngày 27/6, Phòng Dân tộc huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Trong 2 ngày 2 và 3/3/2024 (tức ngày 22 và 23 tháng Giêng âm lịch), tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội Đình Đồng Chức và Hội Lồng tồng xã Lương Mông năm 2024.
Media -
BDT -
07:52, 17/12/2023 Ba Chẽ là huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh. Đồng bào dân tộc thiểu số hơn 17.800 người chiếm 81% dân số toàn huyện. Trải qua những thăng trầm của lịch sử cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Ba Chẽ đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc góp phần làm phong phú đa dạng nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên thực tế hiện nay cùng với xu thế hội nhập và phát triển những luồng văn hóa khác nhau nhanh chóng xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tác động đến văn hóa truyền thống dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa truyền thống.
Kinh tế -
Mỹ Dung -
09:18, 06/09/2024 Bằng sức lao động và đổi mới tư duy sản xuất, người nông dân Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy lợi thế của địa phương, làm giàu trên vùng đất khó. Nhiều mô hình kinh tế ở Ba Chẽ đang phát huy hiệu quả, là kinh nghiệm để nhân rộng ở các địa phương khác.
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Ngày 3/3, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Quỹ thiện nguyện Hà Thảo Mộc tổ chức trao tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ.
Những năm qua, bằng nhiều giải pháp, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS. Trong đó, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng thiết thế văn hóa ở cơ sở để chính chủ thể các di sản văn hóa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, của việc tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Với tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng phù hợp với cây lâm nghiệp, huyện vùng cao Ba Chẽ đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, qua đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn.
Những bộ trang phục truyền thống là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trang phục truyền thống càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), nơi có đông đồng bào dân tộc Dao Lô Gang sinh sống, đồng bào đang nỗ lực lưu giữ được những nét văn hóa riêng bằng việc duy trì việc mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày.
Trước những khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân vùng cao, thời gian qua huyện Ba Chẽ ( Quảng Ninh) đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm các cụm công trình nước sinh hoạt trên địa bàn, trong đó ưu tiên những xã vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn. Với 29 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hiện có, và một dự án đang được triển khai, sẽ giải "cơn khát" nước sạch, cải thiện chất lượng sống cho người dân vùng cao Ba Chẽ
Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng do tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, huyện Ba Chẽ đã chú trọng triển khai các hạng mục, giải pháp, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, địa phương đã khôi phục tổ chức thành công Lễ hội Bàn Vương, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn.