Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm giàu trên vùng đất khó

Mỹ Dung - 09:18, 06/09/2024

Bằng sức lao động và đổi mới tư duy sản xuất, người nông dân Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy lợi thế của địa phương, làm giàu trên vùng đất khó. Nhiều mô hình kinh tế ở Ba Chẽ đang phát huy hiệu quả, là kinh nghiệm để nhân rộng ở các địa phương khác.

Ông Đàm Văn Cường giới thiệu về cây trà hoa vàng với lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ba Chẽ
Ông Đàm Văn Cường giới thiệu về cây trà hoa vàng với lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ba Chẽ

Phát huy lợi thế địa phương

Trà hoa vàng là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đây là cây xóa nghèo, làm giàu của nhiều người dân ở huyện Ba Chẽ.

Là hộ có diện tích trồng trà hoa vàng thuộc diện lớn nhất vùng, gia đình ông Đàm Văn Cường ở thôn Khe Lọng Ngoài, xã Thanh Sơn có khoảng 5.000 cây trà trồng trên diện tích 2,5ha đất đồi. Ông cho biết, nhận thấy giá trị lớn của cây trà hoa vàng, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi gần 10ha trồng hồi, quế, sa mộc sang trồng trà hoa vàng và các cây dược liệu khác, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 500 - 700 triệu đồng.

“Ngoài ra, mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán trà hoa vàng rất hiệu quả. Bởi cây làm bóng mát cho gà, gà nhặt cỏ, bắt sâu cho cây, thải phân bón cho cây sinh trưởng tốt hơn. Từ đó, tôi không chỉ tiết kiệm được chi phí thuê nhân công làm cỏ, làm đất, chăm bón, mà cây phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Mỗi năm tôi cũng nuôi khoảng 1 nghìn con gà”, ông Cường chia sẻ thêm.

Huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với trồng dược liệu... Đặc biệt, huyện tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư các mô hình, như: Trồng cây gỗ lớn, nuôi dúi thương phẩm, ươm cây giống...”.


Ông Triệu Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Chẽ

Không chỉ gia đình ông Cường, được sự khuyến khích, hỗ trợ của địa phương, nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Ba Chẽ cũng đầu tư trồng trà hoa vàng để nâng cao thu nhập. Hiện toàn huyện Ba Chẽ có 300ha cây dược liệu, trong đó có khoảng 160ha trà hoa vàng. Đặc biệt, nhiều hộ đã hình thành được vùng trồng, chế biến trà hoa vàng theo chuỗi, quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ngày một ổn định.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Nhằm xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế, ông Hoàng Văn Hưng, dân tộc Tày, Tổ hợp tác thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc đã thực hiện thành công mô hình nuôi gà thương phẩm với số lượng 3.000 con. Để thực hiện mô hình, gia đình ông Hưng đã mạnh dạn đầu tư tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thương phẩm phục vụ Nhân dân trên địa bàn xã và các xã lân cận.

Chia sẻ về mô hình kinh tế của gia đình, ông Hưng nói: “Năm 2018, gia đình tôi bắt đầu nuôi gà. Lúc đầu làm thì khó khăn lắm, đặc biệt là chưa có vốn, cũng phải mất 7, 8 tháng khó khăn ấy chứ. Từ vụ thứ hai trở đi, được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn rồi chủ động học hỏi thêm kinh nghiệm nên thành công. Đặc biệt, mấy năm gần đây nuôi thêm gà dược liệu (gà ít bị bệnh, thịt ăn rất ngon, ngậy, giòn nên rất được thị trường ưa chuộng) mang lại hiệu quả kinh tế”.

Ông Đàm Văn Cường trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về hiệu quả việc phát triển kinh tế từ việc phát huy lợi thế rừng
Ông Đàm Văn Cường trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về hiệu quả việc phát triển kinh tế từ việc phát huy lợi thế rừng

Theo ông Hưng, hằng năm, nguồn thu từ chăn nuôi gà thương phẩm đã đem lại cho gia đình tổng thu nhập trên 300 triệu đồng. Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của gia đình ông Hưng đang phát triển tốt, với quy mô đàn 6.000 con, tổng diện tích chuồng trại 2.500m².

Ông Hoàng Văn Hưng cho gà ăn theo chế độ đàn, lứa, loại gà
Ông Hoàng Văn Hưng cho gà ăn theo chế độ đàn, lứa, loại gà

Cũng như ông Cường, ông Hưng, ở Ba Chẽ ngày càng có nhiều hội viên nông dân trẻ sản xuất, kinh doanh giỏi. Có thể kể đến như: ông Nịnh Văn Năm, xã Thanh Sơn phát triển trồng cây ba kích, thu nhập 300 triệu đồng/năm; ông Triệu Quay Phúc, thôn Khe Lọng, xã Thanh Sơn phát triển vườn ươm cây giống, thu nhập 250 triệu đồng/năm; ông Triệu Tiến Mạnh, Triệu Kim Vày, xã Đồn Đạc nuôi dúi, thu nhập gần 300 triệu đồng/năm…

Ông Triệu Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Chẽ cho biết: “Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, làm giàu trên mảnh đất quê hương, huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với trồng dược liệu... Đặc biệt, huyện tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư các mô hình, như: Trồng cây gỗ lớn, nuôi dúi thương phẩm, ươm cây giống...”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Dự lễ và trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Hồ Đức Anh giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tại Phủ Chủ tịch, sáng 16/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ, trên cương vị công tác mới, đồng chí Hồ Đức Anh cần tiếp tục rèn luyện bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, gương mẫu chấp hành và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Đó là chia sẻ của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính, tại buổi khai giảng lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Krông Pắc, ngày 15/9.
Dũng cảm vượt lên gian nguy, hết mình vì dòng điện sáng

Dũng cảm vượt lên gian nguy, hết mình vì dòng điện sáng

Xã hội - Anh Tuấn - Kiều Hưng - Thu Hiền - 1 giờ trước
Mưa lũ, ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra những thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vượt lên hoàn cảnh thiên tai khắc nghiệt ấy, những người thợ điện của Công ty Điện lực Lào Cai đang “căng mình” ngày đêm vì dòng điện sáng.
Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Về làng Ông Hảo tìm vẻ đẹp Tết Trung thu

Bản sắc và hội nhập - Tào Đạt - Lệ Giang - 1 giờ trước
Dạo qua những cánh đồng lúa xanh trong ánh nắng dịu của buổi sáng mùa Thu, chúng tôi có dịp tới thăm miền ký ức Tết Trung thu xưa tại làng Ông Hảo (hay làng Hảo) nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngôi làng đã có hơn nửa thế kỷ sản xuất ra những chiếc trống ếch, mặt nạ giấy bồi với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ nổi danh cả nước.
Cao Bằng: Dựng 86 nhà bạt cho người dân vùng sạt lở sinh sống tạm thời

Cao Bằng: Dựng 86 nhà bạt cho người dân vùng sạt lở sinh sống tạm thời

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Theo báo cáo của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đến thời điểm hiện tại, địa phương và các lực lượng chức năng cơ bản đã bố trí được các vị trí và dự kiến sẽ dựng 86 nhà bạt để người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai chuyển đến sinh sống tạm thời.
Nguy cơ ngập ở khu vực miền Tây Nam bộ do nước sông Mekong dâng cao

Nguy cơ ngập ở khu vực miền Tây Nam bộ do nước sông Mekong dâng cao

Thời sự - Anh Trúc t/h - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng bão Yagi, nước thượng nguồn sông Mekong ở Lào, Thái Lan lên nhanh, một số địa bàn ở miền Tây nguy cơ ngập úng do lũ kết hợp triều cường.
Khu vực Bắc Bộ có nguy cơ sạt lở, Sơn La cảnh báo mức cao nhất

Khu vực Bắc Bộ có nguy cơ sạt lở, Sơn La cảnh báo mức cao nhất

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn (TTKTTV), tình hình mưa nhiều, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa khiến nhiều nơi có nguy cơ sạt lở rất cao, đặc biệt là Sơn La.
Người có uy tín Châu Quầy- Một điển hình nông dân sản xuất giỏi

Người có uy tín Châu Quầy- Một điển hình nông dân sản xuất giỏi

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Anh Trương Thành Lợi, Phó Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Bỉnh Nghĩa cho biết, Người có uy tín Châu Quầy là điển hình nông dân sản xuất giỏi. Ông nêu gương gia đình khuyến học, khuyến tài tiêu biểu và tận tâm giúp đỡ bà con thôn xóm làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Người có uy tín Châu Quầy là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền trong việc tuyên truyền vận động đồng bào Chăm đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới.
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Vietcombank vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bảo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/Quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.
Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 giờ trước
Đồng hành cùng đội ngũ Điều tra viên, Người có uy tín, trưởng thôn, buôn có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS (cuộc điều tra 53 DTTS), năm 2024. Họ đã cùng cán bộ điều tra đến từng nhà dân, làm “phiên dịch” giúp Điều tra viên và người dân hiểu nhau để có kết quả điều tra chính xác nhất.
Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

Những biện pháp chăm sóc cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

Bạn của nhà nông - Như Ý - 12 giờ trước
Vào mùa mưa lũ, nhiều diện tích lúa và màu thường bị ngập lụt. Nếu bị ngập úng lâu ngày hoặc không có biện pháp chăm sóc kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc cây trồng bị thiệt hại và ảnh hưởng do ngập lụt sau mưa bão mời bà con tham khảo.