Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người “đi trước” ở vùng đất khó

PV - 10:21, 27/02/2019

Với lòng nhiệt huyết ngày đêm không quản ngại vất vả, nhiều năm qua những đảng viên, là người DTTS ở bản tái định cư Thanh Bình xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã bền bỉ tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về với người dân. Trong phát triển kinh tế, họ chính là người đi đầu khai phá vùng đất khó để giúp đồng bào vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

Ông Lữ Xuân Bích (bên phải), Bí thư Chi bộ bản Thanh Bình đang hướng dẫn người dân chăm sóc chè. Ông Lữ Xuân Bích (bên phải), Bí thư Chi bộ bản Thanh Bình đang hướng dẫn người dân chăm sóc chè.

Chiêu dân lập bản

Với người dân bản Thanh Bình, hình ảnh về ông Lữ Xuân Bích, Bí thư Chi bộ bản đã trở nên gần gũi, thân thuộc. Ông được ví như người “nhen lửa” cho vùng đất tái định cư nơi đây. Còn nhớ năm 2012, khi đồng bào Khơ-mú ở Tương Dương nhường đất cho công trình Thủy điện Bản Vẽ về tái định cư ở bản Thanh Bình, khi ấy trong vai trò trách nhiệm là Bí thư Chi bộ của bản, ông Bích là người “chiêu dân lập bản” động viên từng gia đình chuyển ra tái định cư ở bản Thanh Bình.

Ông Bích chia sẻ: Những ngày đầu tiên chuyển về vùng đất mới, vốn đất sản xuất hạn chế, bà con lại chưa quen với môi trường mới, nên nhiều gia đình đã có ý định quay lại bản cũ. Hiểu rằng, chỉ nói mà không làm thì bà con không nghe, không phục nên ông Bích cùng 12 đảng viên trong Chi bộ đã hợp sức cùng nhau vượt khó, bám đất để làm ăn cho bà con noi theo.

Hai tháng sau khi ổn định nơi ở, ông Bích dành toàn bộ tiền đền bù để dồn sức đầu tư cải tạo đất vùng đồi Khe Cam trồng chè. Sau thời gian khai hoang vỡ hóa, gia đình ông đã cải tạo được gần 1ha đất để trồng chè làm mẫu cho bà con học theo. Gia đình càng có động lực hơn sau khi được biết Nhà nước có hỗ trợ giống chè cho bà con tái định cư khai hoang làm kinh tế.

Để có nước tưới cho cây chè mùa khô hạn, với sự hỗ trợ của chính quyền và người dân nơi đây, một con mương lấy nước từ suối Khe Cam đã được xây dựng. Có nước tưới, cây chè của gia đình ông Bích phát triển tốt. Sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch và đem về giá trị thu nhập cao cho gia đình.

Từ kết quả ban đầu của gia đình ông, người dân ở bản Thanh Bình đã tin tưởng nghe và làm theo ông. Từ một vài hộ ban đầu đến nay 36/36 hộ của bản đều trồng chè, với diện tích hơn 10ha. Mỗi năm cho thu hoạch hàng chục tấn, với giá trị thu nhập lên đến trăm triệu đồng.

Trong bản có những hộ như Moong Công Cường, Quật Văn Xuân… đã mở rộng diện tích canh tác chè lên tới 1,5ha. Nhờ đó, cuộc sống của các hộ này đã được cải thiện, không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nữa.

Anh Moong Công Cường cho biết: Thời gian đầu tới định cư nơi đây cuộc sống bế tắc không biết làm gì, trồng cây gì, nuôi con gì để sống. Nhờ Bí thư Chi bộ Lữ Xuân Bích chỉ đường cho cách trồng cây chè và chăn nuôi, hiện nay gia đình đã trồng được hơn 1ha chè cùng với trồng lúa chăn nuôi lợn, gà. Theo Moong Công Cường, cây chè đã đánh thức tiềm năng đất đai nơi đây, đang cho người dân có cơm ăn áo mặc…

Người dân bản Thanh Bình khai hoang làm lúa nước. Người dân bản Thanh Bình khai hoang làm lúa nước.

Cuộc sống ấm no

Ở bản Thanh Bình ngoài đảng viên Lữ Xuân Bích người dân còn thường xuyên nhắc tới ông Hùng Ngọc Quế, Phó Bí thư Chi bộ bản Thanh Bình. Ông lại là người giúp bà con đưa cây lúa nước về bản để đời sống người dân được no ấm.

Ông Quế cho biết: Quá trình đưa cây lúa nước về bản là quá trình đầy khó khăn. Đồng bào ở đây quen với cuộc sống làm nương làm rẫy, cầm dao, rựa quen rồi nên để thay đổi phương thức sản xuất của bà con là vấn đề không đơn giản. Làm sao để chứng minh việc trồng lúa nước có hiệu quả. Đầu tiên, gia đình ông đã tiên phong khai hoang cải tạo đất trồng 3 sào lúa nước. Nhờ được tập huấn kỹ thuật chăm bón nên 3 sào lúa của gia đình phát triển tốt mỗi vụ cho thu nhập 2 tạ/sào.

Thấy trồng lúa nước hiệu quả thiết thực nên nhiều người dân trong bản đã tập trung làm theo ông Quế. Với sự hướng dẫn của ông, các hộ tập trung đào mương, đắp bờ giữ nước. Đến nay bản tái định cư Thanh Bình đã cải tạo và trồng được hơn 6 ha lúa nước; được chính quyền quan tâm thường xuyên mở các lớp tập huấn trồng trọt và chăm sóc cây trồng, hỗ trợ về giống và phân bón, với diện tích này cơ bản đã đáp ứng được lương thực cho người dân.

Ông Quật Văn Xuân, một người dân trong bản phấn khởi cho biết: gia đình nghe theo cán bộ trồng 3 sào lúa nước mỗi vụ cho thu hoạch hơn 6 tạ đảm bảo lương thực cho gia đình rồi, còn cây chè và chăn nuôi là để tích góp cho con học cái chữ sau này làm người có ích cho xã hội…

Theo ông Quế thì ngoài trồng chè, trồng lúa nước người dân còn biết mở rộng diện tích trồng keo, bà con bản Thanh Bình còn sử dụng hợp lý các chương trình hỗ trợ của Nhà nước để phát triển gần 42ha keo, 4ha sắn và nhiều gia trại chăn nuôi. Nhờ ổn định sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo trong bản đã giảm đi trông thấy.

Nếu như thời điểm năm 2010, khi bà con bắt đầu chuyển về định cư, tỷ lệ hộ nghèo bản là 100% thì nay đã giảm xuống còn khoảng 60%. Thu nhập bình quân đầu người cũng đã xấp xỉ 9-10 triệu đồng/năm. Dù rằng, kết quả còn khiêm tốn, nhưng kết quả khai hoang, phục hóa thành công bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy bà con vươn lên để gây dựng cuộc sống trên vùng đất mới.

Ông Lô Văn Nguyên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thanh Sơn nhận xét: “Những đảng viên nhiệt tình, gương mẫu luôn đi đầu như ông Bích, ông Quế, đã tạo niềm tin, động lực cho người dân ở bản tái định cư Thanh Bình thay đổi tư duy, tập quán làm ăn kinh tế. Nhờ đó, đời sống của người dân ở Thanh Bình ngày càng đổi thay, khởi sắc…”.

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin nổi bật trang chủ
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 6 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 14 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.
Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Tin tức - V.Long - M.Triết - 1 giờ trước
Sáng 5/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” nhân kỷ niệm Ngày Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5.
32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

Thể thao - Mai Hương - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (2/7/1929 - 2/7/2024).
Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sống trong những ngày tháng lịch sử, hàng nghìn người dân Điện Biên và du khách luôn mang tâm trạng háo hức và chờ sẵn trên dọc các tuyến đường của Tp. Điện Biên Phủ để chào mừng các khối lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong các buổi tập và tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 5/5, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đối tượng Hồ Văn Đức, về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".