Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Lễ hội Đình Lục Nà - Điểm hẹn văn hóa đầu Xuân ở Bình Liêu

Mỹ Dung - 15:11, 20/02/2025

Lễ hội Đình Lục Nà là một trong bốn lễ hội lớn ở huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Đây là một nét đẹp văn hoá được người dân gìn giữ, lưu truyền và là sợi dây kết nối cộng đồng, cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.

Lễ hội Đình Lục Nà - Nơi lưu giữ những giá trị truyền thống ở Bình Liêu
Lễ hội Đình Lục Nà - Nơi lưu giữ những giá trị truyền thống ở Bình Liêu

Đình Lục Nà thuộc thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn không chỉ là một dấu tích lịch sử mà còn là ngôi đình duy nhất ở huyện Bình Liêu hiện nay. Tương truyền, xưa kia khi giặc ngoại xâm đến cướp bóc, tàn sát dân làng vô cùng dã man. Có chàng trai tên Hoàng Cần, là người Bình Liêu, đã tập hợp trai tráng trong vùng ngày đêm miệt mài luyện tập võ nghệ, với quyết tâm đánh tan quân giặc, giữ yên bờ cõi quê hương, đất nước. Chỉ với gậy tre trong tay, Hoàng Cần tả xung, hữu đột làm cho quân giặc kinh hồn, bạt vía, chịu thua tháo chạy. Để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn công lao của ông, Nhân dân Bình Liêu đã suy tôn Hoàng Cần là Thành hoàng làng và lập đình thờ ông - Đình Lục Nà.

Được phục dựng từ năm 2006, Lễ hội truyền thống Đình Lục Nà đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của Nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu. Hằng năm cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch người dân địa phương cũng như du khách khắp nơi lại nô nức về đây trẩy hội.

“Đình Lục Nà không chỉ là nơi thờ thành Hoàng làng Hoàng Cần. Đây cũng là nơi ghi đậm dấu ấn lịch sử cách mạng huyện Bình Liêu và là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Từ khi Lễ hội Đình Lục Nà được phục dựng, người dân chúng tôi rất phấn khởi và năm nào dù đi ngược về xuôi vẫn cố gắng sắp xếp về tham dự, trẩy hội đầu năm”, bà Lý Thị Sin, 87 tuổi, khu Bình Công 2, thị trấn Bình Liêu hào hứng nói.

Liên hoan hát Then - đàn tính nằm trong hoạt động Lễ hội Đình Lục Nà
Liên hoan hát Then - đàn Tính nằm trong hoạt động Lễ hội Đình Lục Nà

Tại đây, phần lễ diễn ra rất trang trọng và chu đáo với nghi lễ rước sắc phong, lễ tế thần, lễ giã đình truyền thống. Để chuẩn bị tham gia rước sắc phong, chị em dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ từ các thôn, bản đến với Lễ hội đều lựa chọn cho mình trang phục dân tộc gọn gàng và đẹp nhất. Lễ rước bắt đầu với những người đội mâm lễ, cầm cờ hội, đến đoàn rước ngai Thành hoàng và theo sau là bà con dân làng. Đặc biệt, trong lễ tế thần, người được lựa chọn để giao trọng trách là chủ tế trong thành phần ban tế 24 người.

“Chủ tế là người được dân làng lựa chọn kỹ lưỡng, được bà con tin tưởng, kính trọng, gia đình chủ tế cũng là gia đình gương mẫu, gia đình văn hoá”, bà Lương Thị Voòng, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Cốc Lồng, xã Lục Hồn chia sẻ.

Đến với Lễ hội Đình Lục Nà, người dân cũng được tham gia các vào phần hội với các hoạt động đặc sắc: Liên hoan hát Then - đàn Tính, chọi chim họa mi, chào mào hót đấu, thi đấu thể thao dân tộc và các trò chơi dân gian (nhảy bao bố, sáy mả, đi cà kheo…). Đặc biệt năm nay, trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Đình Lục Nà có giải võ thuật truyền thống mở rộng.

Các trò chơi dân gian thu hút đông đảo nhân dân và khách du lịch tham gia
Các trò chơi dân gian thu hút đông đảo Nhân dân và khách du lịch tham gia

Trao đổi về nội dung này, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện Bình Liêu Tô Đình Hiệu cho biết: “Ngoài các nét văn hóa khác thì võ thuật truyền thống cũng chính là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở đây. Vì lẽ đó, Lễ hội Đình Lục Nà năm nay tổ chức giải võ thuật truyền thống mở rộng. Ngoài các đơn vị trong huyện Bình Liêu, Ban Tổ chức cũng mời các đơn vị bạn tại các địa phương khác tham gia. Hoạt động này cũng góp phần giáo dục tinh thần thượng võ, nâng cao ý thức rèn luyện thể lực, tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ”.

Giải võ thuật truyền thống mở rộng là một trong những điểm mới tại lễ hội Đình Lục Nà năm 2025
Giải võ thuật truyền thống mở rộng là một trong những điểm mới tại Lễ hội Đình Lục Nà năm 2025

Qua Lễ hội Đình Lục Nà nhằm bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân nơi đây. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu, lan tỏa hình ảnh, vẻ đẹp về vùng đất, văn hóa, con người huyện Bình Liêu nói riêng và tỉnh Quảng Ninh đến du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá

Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá

Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với Nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày

Media - BDT - 4 giờ trước
Cứ vào dịp đầu năm mới, các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng các tỉnh tỉnh vùng Đông Bắc lại nô nức tham gia Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội độc đáo của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, mang theo thông điệp cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng bào Tày, Nùng có câu: “Nàng ơi, bươn Chiêng lầu pây liểu/Bươn nhỉ mí chịu dú đai" nghĩa là Em ơi, tháng Giêng ta đi trẩy hội/Tháng hai chân tay không ngơi nghỉ.
Đủ nước, đủ nắng....hoa sẽ nở!

Đủ nước, đủ nắng....hoa sẽ nở!

Giáo dục - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Lần nào có dịp về công tác tại huyện Hoàng Phì, tỉnh Hà Giang tôi đều dành thời gian lên thăm cô trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Thèn Chu Phìn. Hôm nay cũng vậy, tôi tới sân trường khi tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vừa điểm. Hai hồi trống ba nhịp vang vang rộn ràng, giữa mênh mang đất trời biên ải. Những em học sinh tíu tít ùa ra từ các cửa lớp, rồi í ới gọi nhau sang phòng thư viện và đứng chật kín lối đi nhỏ giữa hai kệ sách lớn được đặt trong phòng.
Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi đến thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và thật sự ấn tượng với khu dân cư vùng đồng bào DTTS có cuộc sống thanh bình. Trẻ em đến trường học tập chăm ngoan, người lớn đưa đàn gia súc chăn thả dưới tán lá rừng. Tại thôn Rã Giữa, người phụ nữ “ba vai” Chamaléa Thị Khém là điển hình tiêu biểu phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, chị tích cực vận động đồng bào Raglay chung tay xây dựng bản làng no ấm.
Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Phóng sự - Lê Hường - 4 giờ trước
Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tin tức - Ngọc Ánh - 4 giờ trước
Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
Những đồi chè hút hồn du khách

Những đồi chè hút hồn du khách

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Các làng Chăm Ninh Thuận vui đón Tết Ramưwan . Ngát xanh những đồi chè hút hồn du khách. Nhịp sống nơi thượng nguồn Nậm Nơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.
Du lịch Quảng Nam trên đà

Du lịch Quảng Nam trên đà "cất cánh"

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Năm 2024, toàn ngành du lịch Quảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách với tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 21,6 nghìn tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục đối với du lịch địa phương từ trước đến nay. Phát huy lợi thế đó, ngay từ đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh đã có hàng loạt các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch ấn tượng, tạo điểm nhấn để đưa du lịch phát triển mạnh trong thời gian tới.
Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Xã hội - Thanh Nga - Duy Trinh - 4 giờ trước
Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.
Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.
Báo chí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khai thông nguồn lực

Báo chí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khai thông nguồn lực

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 21/2/2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025.