Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê-đê, làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trong các dịp lễ hội. Người Ê-đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới có ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.
Ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ranh giới giữa người xòe và người xem xòe thường không phân biệt rõ ràng. Những người biểu diễn và người xem luôn hòa đồng, cộng cảm cùng nắm tay nhau để hòa chung vào nhịp xòe…
Dân ca của người M’nông ở Đắk Nông (còn gọi là Nau M’pring), là hình thức diễn xướng dân gian (không có nhạc đệm) được người M’nông sáng tác, sản sinh từ lao động sản xuất, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được cộng đồng coi là tài sản chung của tộc người.
Dưới hiên ngôi nhà sàn mái đá đen hướng ra mặt hồ Nậm Lay xanh ngắt, ngày ngày vẫn vang lên lời Then của nghệ nhân Vàng Văn Thức làm say đắm lòng người. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn say sưa chép, hát và trao truyền tình yêu hát Then cho người con trai út của mình và nhiều thế hệ trẻ trong cộng đồng người Thái ở Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.
Khi mô tả về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”. Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.
“Khau cút” là một biểu tượng trang trí trên nóc nhà sàn, nơi hai đầu hồi nhà của đồng bào Thái-Tây Bắc. “Khau cút” không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Nằm ngay dưới chân núi Ba Vì, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (xã Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là nơi tái hiện tinh hoa văn hóa của 54 dân tộc anh em, "ngôi nhà chung" của đồng bào các dân tộc giữa Thủ đô. Nơi đây đã có nhiều đồng bào các DTTS ở mọi miền đất nước tụ hội về cùng sinh sống, để cùng nhau bảo tồn, gìn giữ, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đến với du khách trong nước và quốc tế.
Từ xưa, người Tày, Nùng đã đúc kết những kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống thành những câu tục ngữ phản ánh nhiều lĩnh vực về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của các tầng lớp trong xã hội, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nhiều năm qua, bản văn hóa Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) đã gìn giữ, bảo tồn và phát huy rất tốt các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Trong đó, Đội văn nghệ của bản chính là hạt nhân quan trọng trong việc gìn giữ, lưu truyền bản sắc văn hóa của dân tộc Thái nơi đây.
Để giữ gìn cồng chiêng, người làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã thành lập rất nhiều đội chiêng lớn, nhỏ. Đặc biệt, ở làng Leng, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng biết đánh chiêng, làm nên nét độc đáo trong cách bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà không phải nơi nào cũng có được.
Dân tộc Mông Tuyên Quang có một nền văn học dân gian phong phú, đa dạng phản ánh đời sống văn hóa cũng như tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng. Trong đó, ca dao, tục ngữ là sự kết tinh, lắng đọng vốn sống và những kinh nghiệm quý báu của người Mông. Đây là loại hình văn nghệ truyền miệng từ đời này qua đời khác và đến nay vẫn được sử dụng.
Dân tộc Giẻ Triêng có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân khu vực Bắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Đặc biệt, trang phục của người dân tộc Giẻ Triêng thể hiện cá tính riêng trong phong cách tạo hình và cách ăn vận.
Từ bao đời nay, với đồng bào dân tộc Mông ngô là nguyên liệu chính để làm ra mèn mén. Đây là món ăn dân dã, truyền thống đã trở thành thành nét văn hoá đặc trưng riêng có của người Mông.
Lo lắng nghề dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một, chị Y Hlạng (làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã đứng lên kêu gọi những người có tay nghề trong làng cùng nhau bảo tồn nghề dệt. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm ở làng Pu Tá nói riêng và xã Măng Ri nói chung đã hồi sinh trở lại.
Khi xu hướng tiếp cận hoang dã theo phong cách mới của khách du lịch nảy sinh gần đây, khu rừng cấm còn lại những cây pơ mu cổ thụ hiện ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bỗng nhiên được chú ý. Đường lên Tây Giang là lên đỉnh dãy Trường Sơn, giáp Lào và vào sâu trong lòng của đại ngàn đúng nghĩa. Rừng pơ mu này được xem là đi liền với lịch sử tộc người Cơ Tu trên dãy Trường Sơn.
Trong các dân tộc sinh sống ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, người Dao họ ở thôn Khe Mụ có những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố... Đặc biệt, lễ cầu làng hay còn gọi là "Áy lay" của người Dao họ là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, mang sắc thái tín ngưỡng văn hóa đặc trưng tiêu biểu còn được duy trì đến ngày nay.
Cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn -Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai nói riêng theo chế độ mẫu hệ. Đặc trưng chế độ mẫu hệ trong xã hội truyền thống của người Gia Rai được biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ quan hệ gia đình như con cái theo họ mẹ, phụ nữ có quyền bắt chồng đến các vật dụng, kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc... Chiếc cầu thang nhà dài là vật dụng biểu hiện rõ nét yếu tố mẫu hệ trong quan niệm sống của người Gia Rai.
Từ ngày 01 - 31/7/2021 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề "Chợ quê - Ký ức tuổi thơ".
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 2191/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu, năm 2021 sẽ diễn ra vào tháng 9/2021, với sự tham gia của 14 tỉnh Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk.