Lối kiến trúc nhà phổ biến của người Ngái khi xưa là “nhà phòng thủ”. Kiến trúc nhà cho thấy lối sống khép kín, độc lập của các gia đình người Ngái.
Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.
Hơn 40 năm qua, với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao, tránh nguy cơ bị mai một, ông Hà Xuân Tiến, thôn Hả Trong, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã dày công nghiên cứu và truyền dạy lại những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao cho thế hệ trẻ.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Đối với người Ề Đê, chiếc vòng đồng không chỉ là vật trang sức mà còn có nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh. Đây là vật chứng trong các lễ cúng, vật giao ước trong lễ cưới hỏi, kết nghĩa hay là bùa hộ mệnh, cầu may. Đặc biệt trong đời của mỗi người thì những lần được cúng đeo vòng đồng được xem là đánh dấu giai đoạn hay thời khắc quan trọng trong cuộc đời.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025. Đây được coi một cuộc “tổng kiểm kê” cần thiết nhằm quản lý, thống nhất chuyên môn về nghiệp vụ lưu trữ trong lĩnh vực lễ hội. Trong tương lai không xa, cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam cũng sẽ hình thành, góp phần khắc phục những khó khăn trong quản lý và khai thác tài liệu về lễ hội.
Ngắm nhìn không gian nghệ thuật trong trẻo, nên thơ về con người, núi rừng Tây Bắc của bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu ̣̣(76 tuổi, nguyên giáo viên dạy Văn -Trường THCS Tân Thành, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), công chúng và cả giới hoạ sĩ đều bất ngờ ,bởi đó là những tác phẩm hội họa của một người chưa học qua trường lớp năng khiếu, nghệ thuật nào. Cần mẫn sáng tác ở độ tuổi xưa nay hiếm, bà lặng lẽ cầm cọ và bung toả tình yêu nghệ thuật với vẻ đẹp tự nhiên như một bông hoa rừng.
Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu là cư dân nông nghiệp, trong quá trình mưu sinh đã hình thành nhiều lễ hội dân gian liên quan đến nông nghiệp như lễ hội cầu mưa, lễ cúng thổ địa, lễ cúng cơm mới, lễ cầu nước, tục cầu máng nước, cầu thần nước, cầu thần đập nước… Dưới đây là Lễ hội đón tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu ở huyện Tương Dương (Nghệ An) được tái hiện tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam..
Trung tâm Văn hoá thành phố Hà Nội (thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) vừa chính thức phát động cuộc thi ảnh “Phụ nữ với gia đình và xã hội”, nhằm tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về bình đẳng giới.
Lễ vía Mụ thố được đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình tổ chức để cầu an cho người già những lúc bị ốm đau, bệnh tật. Ngoài ý nghĩa tâm linh, nghi lễ này còn thể hiện sự gắn kết hoà đồng giữa con người và thiên nhiên.
Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng người Giáy thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ sau đối với thế hệ đã khuất trong gia đình, dòng họ.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc người Hà Nhì sinh sống tập trung chủ yếu tại hơn 20 bản thuộc 4 xã vùng biên của huyện Mường Nhé với dân số khoảng hơn 5.500 người, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.
Đàn bà Mông quan niệm lấy chồng thì phải thương chồng hơn thương tấm thân mình, vì chồng mà sống. Thế nên người mẹ đi sau lưng ngựa đưa chồng say khướt trở về sau mỗi buổi chợ phiên.
Người La Chí có lịch sử sinh sống lâu đời ở Hà Giang. Do cư trú trên địa bàn có địa hình phức tạp, hầu hết là khu vực núi cao, độ dốc lớn, cách xa trung tâm nên hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của người La Chí. Họ giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Cũng từ phương thức canh tác ấy đã hình thành những phong tục, tập quán, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp trong đời sống văn hóa tinh thần của người La Chí với các nghi lễ mang tính đặc trưng độc đáo.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển có đăng tải bài viết “Đồng bào Thái lên tiếng về công trình “Nhà sàn úp ngược” dự kiến xây dựng tại Nghĩa Lộ”. Sau khi báo đăng chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin phản hồi, trong đó có nhiều bạn đọc mong muốn cần được minh bạch, làm rõ thông tin về vấn đề này.
Lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng quan trọng nhất đối với người Mạ, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) được tổ chức nhằm tạ ơn Yàng khi lúa đầy bồ sau mùa thu hoạch.
Miếng bánh bò trong tâm thức tôi chứa cả một bầu trời tuổi thơ, một miền ký ức mãi mãi không mờ phai trong tâm trí.
Trải qua thời gian, những nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Tày ở Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau. Hạt nhân của hành trình lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy chính là gia đình…
Chợ phiên San Thàng (TP. Lai Châu) là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự… Tới chợ, đồng bào không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để tâm tình, say cái men say của núi rừng Tây Bắc.