Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Lê Ngọc - 16:32, 03/05/2024

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trao quà mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đến các vị Người có uy tín là người dân tộc Khmer nhân dịp Tết cổ truyền của đồng bào.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trao quà mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đến các vị Người có uy tín là người dân tộc Khmer nhân dịp Tết cổ truyền của đồng bào.

Trong lịch sử phát triển của đất nước ta, các dân tộc và vấn đề dân tộc luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 5 - Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”.

Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển.

Tiếp tục khẳng định quan điểm của các kỳ đại hội trước, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã phát triển quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc lên tầm cao mới. Nghị quyết bổ sung một số nội dung, phương châm nhằm tiếp tục tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, như: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”.

Dõi theo tiến trình kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) đến nay có thể thấy rõ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường, trên nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Sau khi thành lập Nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58/SL, ngày 3/5/1946 quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số. Đây là cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên về lĩnh vực dân tộc của nước ta. Nha Dân tộc thiểu số có nhiệm vụ “xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”.

Trải qua 78 năm, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Cơ quan làm công tác dân tộc đã tham mưu, xây dựng để Quốc hội, Chính phủ ban hành những quyết sách phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua đó cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc.

Vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển (Trong ảnh: Trung tâm xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum).
Vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển (Trong ảnh: Trung tâm xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum).

Theo số liệu được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Thanh Hà Niê Kđăm đưa ra tại Hội thảo “Xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ (khái niệm) liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi” diễn ra ngày 11 - 12/4/2024, bên cạnh những chính sách dân tộc quy định tại Hiến pháp năm 2013, đến nay, Quốc hội đã thông qua hơn 90 luật và hơn 50 nghị quyết liên quan đến chính sách dân tộc; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ban hành hơn 640 văn bản có quy định về dân tộc, chính sách dân tộc.

Một trong những thành tựu to lớn của lĩnh vực công tác dân tộc kể từ khi Nha Dân tộc thiểu số thành lập đến nay, là hệ thống chính sách dân tộc đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nền tảng để phát triển toàn diện, bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, của cả nước nói chung. Đặc biệt, chính sách dân tộc đã góp phần giải quyết cơ bản những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất ở vùng DTTS và miền núi.

Nguồn lực từ các chính sách cùng sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đã từng bước tạo cơ hội phát triển bình đẳng, công bằng cho các DTTS, nhất là những cộng đồng DTTS cư trú ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, có dân số rất ít người. Qua đó tăng cường niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước, tiếp tục củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Báo cáo với Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, công tác dân tộc được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Qua đó, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cũng khẳng định, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chính sách cho vùng đồng bào DTTS và người DTTS đã được ban hành, triển khai hiệu quả.

Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đã có bước phát triển rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực; sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 13/6, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 3 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 3 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Ngày 13/6, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ công bố tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Bão số 1 gây ngập hơn 800 căn nhà, cuốn trôi 1 cầu phao

Bão số 1 gây ngập hơn 800 căn nhà, cuốn trôi 1 cầu phao

Tin tức - Minh Nhật - 6 giờ trước
Sáng ngày 13/6, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai đã có thống kê một số thiệt hại ban đầu do bão số 1 và mưa lũ ở miền Trung.