Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trăn trở bài toán "giữ chân" nghệ sĩ cho sân khấu truyền thống

Nga Anh (T/h) - 11:59, 28/07/2021

Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

Một trích đoạn tuồng cổ do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn. (Ảnh minh họa)
Một trích đoạn tuồng cổ do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn. (Ảnh minh họa)

Bức tranh ảm đảm

Khi “cơn bão” Covid-19 ập đến, hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trở nên vô cùng khó khăn, ngưng trệ. Các nhà hát chỉ có thể tranh thủ đỏ đèn giữa các kỳ giãn cách, thu nhập gần như bằng không. Việc giảm lương, cắt biên chế, chấm dứt hợp đồng với nghệ sĩ đã cùng lúc diễn ra.

Như tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, vì đơn vị không có kinh phí để “nuôi quân”, nhiều nghệ sĩ, nhạc công phải tìm công việc khác. Nhà hát Cải lương Việt Nam buộc phải chấm dứt hợp đồng với một số diễn viên, đợi khi nào có việc mới ký tiếp hợp đồng theo gói công việc. Còn tại Nhà hát Chèo Việt Nam, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, diễn viên hợp đồng của đơn vị đã nghỉ hết, chỉ còn 19 diễn viên theo diện biên chế.

Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cũng thông báo cắt giảm 50% lương của nghệ sĩ, trong khi Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam (TP Hồ Chí Minh) buộc phải thỏa thuận với nghệ sĩ, diễn viên ngành xiếc, múa rối về việc chậm trả lương, giảm lương. Nhiều nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Việt Nam vì không có vở diễn và không có lương, cũng chuyển đi làm các công việc khác như bán hàng online, thợ nhôm kính, lái xe...

Bức tranh chung của nghệ thuật sân khấu truyền thống hiện đang rất khó khăn, ảm đạm. Thậm chí, nếu Chính phủ thông qua gói hỗ trợ nghệ sĩ mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) đề xuất cũng chỉ hỗ trợ được các nghệ sĩ giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng 4, các nghệ sĩ mới ra trường, có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Như vậy, chỉ có rất ít nghệ sĩ thuộc diện được nhận hỗ trợ từ gói này, và cũng chỉ được nhận trong 3 tháng với mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/tháng.

 Nghệ thuật sân khấu- thiếu đội ngũ kế cận 

Thực trạng khó khăn của các đơn vị và nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống hiện nay là nằm trong khó khăn chung của đất nước do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Tuy nhiên, xét về lâu dài, nếu như ở một số lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, việc bổ sung nguồn nhân lực có thể dễ dàng hơn, thì trong sân khấu truyền thống lại khó khăn hơn rất nhiều.

Một hoạt cảnh trong sân khấu chèo truyền thống
Một hoạt cảnh trong sân khấu chèo truyền thống

Tại các đơn vị hàng đầu trong sân khấu truyền thống như Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam..., nhiều năm qua luôn không tuyển đủ chỉ tiêu số lượng diễn viên. Đó là chưa kể trong thời gian này, nhiều người đã bỏ dở giữa chừng, vì tự thấy không đủ khả năng, hoặc sau khi “suy đi tính lại” đã xin rút để lựa chọn con đường khác.

Đối với các trường nghệ thuật đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống cũng rất khó tuyển sinh. Đơn cử như Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhiều năm qua không có khóa đào tạo diễn viên tuồng vì không có học viên. Các bộ môn như diễn viên cải lương, chèo, múa rối thì khá phập phù, có năm đủ chỉ tiêu tuyển sinh, có năm không. Việc đào tạo nhạc công cho kịch hát dân tộc cũng buộc phải ngừng bởi không có người học. Các môn biểu diễn nhạc cụ như đàn tì bà, sáo, đàn bầu tại Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội hiện cũng không có người đăng ký theo học.

Ở phía Nam, Nhà hát nghệ thuật hát bội TP. Hồ Chí Minh không biết lấy nguồn diễn viên bổ sung cho nhà hát ở đâu, vì hiện các trường nghệ thuật đã ngưng đào tạo diễn viên do không có thí sinh đăng ký theo học.

Thực tế, tình trạng thiếu diễn viên trẻ, “già hóa” nhân lực trong sân khấu truyền thống là rất đáng báo động. Đây là bài toán hóc búa đối với các đơn vị nghệ thuật, bởi sân khấu truyền thống luôn cần những gương mặt trẻ tài năng để bổ sung, tiếp nối, làm mới những giá trị cũ.

Một vở diễn ở Sân khấu kịch Phú Nhuận. (Ảnh minh họa: Sân khấu kịch Phú Nhuận)
Một vở diễn ở Sân khấu kịch Phú Nhuận. (Ảnh minh họa: Sân khấu kịch Phú Nhuận)

Với tình trạng khó khăn của sân khấu truyền thống những năm qua, nhiều đơn vị không thể có nguồn thu để trả lương tối thiểu cho nghệ sĩ hợp đồng. Từ đây dẫn đến hiện tượng nghệ sĩ trẻ, dù được học hành đào tạo bài bản về sân khấu truyền thống, vẫn từ bỏ sở trường để đến với hoạt động giải trí thời thượng, vừa nhanh nổi tiếng vừa dễ có thu nhập cao, như đóng phim truyền hình, làm YouTube, kinh doanh trên mạng, tham gia các gameshow... Không ít nghệ sĩ dù đã có thời gian gắn bó với nghề, rất tâm huyết muốn bám trụ sân khấu truyền thống nhưng vì miếng cơm manh áo vẫn phải dứt áo ra đi. Việc “chảy máu” nguồn nhân lực trong sân khấu truyền thống vốn đã là một thực tế đáng lo ngại, giờ thêm “cú bồi” của dịch bệnh khiến các nhà quản lý tâm huyết dù cố gắng xoay xở nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.

Loay hoay tìm giải pháp

Vừa qua, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã có cuộc làm việc với các Cục, Vụ chức năng liên quan và các đơn vị sân khấu trực thuộc. Tại đây, vấn đề giữ nguồn nhân lực cho sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống đã được đặt ra. Có ý kiến đề xuất tạm dừng áp dụng Nghị định 161 về “Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập”; Tạm thời bảo đảm tiền lương bằng ngân sách nhà nước cho nghệ sĩ hợp đồng tại các đơn vị sân khấu truyền thống để giữ chân họ ở lại với nghề trong bối cảnh dịch bệnh.

Một giải pháp khác cũng đã được đề nghị là Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thể hỗ trợ đặt hàng các nhà hát để lấy kinh phí trả lương cho nghệ sĩ. Đề xuất xây dựng một Nhà hát trực tuyến là địa chỉ cung cấp các chương trình nghệ thuật sân khấu cho khán giả trong thời điểm dịch bệnh cũng là phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay.

Tìm lời giải cho bài toán đào tạo nhân lực lĩnh vực nghệ thuật truyền thống còn rất nhiều khó khăn ((Trong ảnh: Một vở diễn báo cáo của diễn viên trẻ thực tập do Nhà hát Chèo Việt Nam đào tạo)
Tìm lời giải cho bài toán đào tạo nhân lực lĩnh vực nghệ thuật truyền thống còn rất nhiều khó khăn (Trong ảnh: Một vở diễn báo cáo của diễn viên trẻ thực tập do Nhà hát Chèo Việt Nam đào tạo)

Dù có ý kiến cho rằng, tính cách điệu và ước lệ là những đặc trưng riêng khiến cho sân khấu truyền thống dường như chỉ phù hợp với việc tương tác trực tiếp với khán giả, nhưng trong bối cảnh hiện nay, cũng rất cần có sự đổi mới, linh hoạt. Việc phát sóng các vở diễn sân khấu, nhất là sân khấu truyền thống trên truyền hình, hay đưa hoạt động sân khấu, trích đoạn vở diễn lên YouTube, Tiktok,… còn là cách giữ chân khán giả, giúp khán giả có thể cập nhật thông tin về hoạt động của nghệ sĩ, của các nhà hát trong hoàn cảnh không thể hoạt động bình thường vì tình hình dịch bệnh.

Khán giả trẻ cũng sẽ học được nhiều kiến thức về sân khấu truyền thống thông qua các nền tảng số, từ đó góp phần bồi đắp thêm tình yêu với nghệ thuật dân tộc cổ truyền. Chính vì thế, bên cạnh sự nỗ lực, tìm hướng đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh, việc sớm có những chính sách hỗ trợ hợp lý, hợp tình, giúp bảo đảm hoạt động và cuộc sống cho các nghệ sĩ sân khấu nói chung, sân khấu truyền thống nói riêng là cần thiết trong tình hình khó khăn hiện nay.

Điều đó sẽ góp phần giúp nghệ sĩ yên tâm cống hiến lâu dài, tránh sự đứt gãy thế hệ, không để xảy ra sự mai một các giá trị quý báu của nghệ thuật dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.