Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nau M’pring - Di sản văn hóa phi vật thể vô giá của người M'nông

Nguyệt Anh (T/h) - 19:00, 08/07/2021

Dân ca của người M’nông ở Đắk Nông (còn gọi là Nau M’pring), là hình thức diễn xướng dân gian (không có nhạc đệm) được người M’nông sáng tác, sản sinh từ lao động sản xuất, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được cộng đồng coi là tài sản chung của tộc người.

Diễn tấu cồng chiêng
Diễn tấu cồng chiêng (Ảnh TL)

Dân ca M’nông được bắt nguồn từ một nền nông nghiệp nương rẫy, hình thành cơ bản trên cơ sở lời nói vần, một hình thức đặc biệt trong ngôn ngữ của tộc người M’nông. Mặc dù đã trải qua quá trình giao lưu văn hóa sâu rộng song dân ca M’nông vẫn phát triển, phong phú về thể loại, đa dạng về thang âm và giữ được những nét đặc trưng. Hình thức truyền miệng dân ca vẫn là phương thức lưu truyền, phổ biến trong cộng đồng.

Dân ca M’nông có nhiều thể loại như: Hát ru con, hát đồng dao, hát kể sử thi, hát khóc, hát khấn thần, hát giao duyên, hát múa… Về cách thể hiện thì có 2 hình thức diễn xướng là độc diễn (hát một người) và hát đối đáp: giao duyên nam nữ hoặc những người lớn tuổi với nhau.

Dân ca M’nông gồm hai thành phần cơ bản gắn bó và hỗ trợ cho nhau là lời ca và âm nhạc
Dân ca M’nông gồm hai thành phần cơ bản gắn bó và hỗ trợ cho nhau là lời ca và âm nhạc (Ảnh BĐN)

Hát ru con có cung bậc âm thanh trầm, đều đặn, sâu lắng của người bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em… khiến em bé dễ đi vào giấc ngủ. Thậm chí, ngay cả khi địu con trên đường lên nương, hay đang lao động sản xuất, phụ nữ M’nông cũng thường hay ru con. Hầu hết những bài hát ru đều có nội dung nói về nhận thức, ước mơ, hoài bão của các bà, các mẹ, các chị về cháu, con, em mình. Bài hát ru “Đi rừng” là cả bức tranh sinh động về núi rừng, ước mơ, hoài bão về đứa con sau này khỏe mạnh: “Em ta ơi, mau cao lớn nhé/Em ta ơi, cầm rổ xúc cá/Em ta ơi, cầm nỏ bắn sóc”. Với nội dung đó và giai điệu sâu lắng, có lẽ em bé sẽ được chắp thêm đôi cánh ước mơ, ngay từ khi tuổi còn thơ.

Toàn tỉnh Đăk Nông hiện chỉ còn khoảng 20 nghệ nhân có thực hành và truyền dạy dân ca M’nông
Toàn tỉnh Đắk Nông hiện chỉ còn khoảng 20 nghệ nhân có thực hành và truyền dạy dân ca M’nông (Ảnh: BĐN)

Hát kể là hình thức tự sự với nội dung kể lại cuộc sống, qua đó bộc lộ tâm tư tình cảm của con người. Hát kể thường được đồng bào M’nông sử dụng để trao đổi chuyện trò, tâm sự với nhau trong dịp lễ hội hay lâu ngày mới gặp nhau. Đặc biệt, trong những lúc rảnh rỗi, những đêm giá lạnh quây quần bên bếp lửa, hay trong lễ hội nào đó, bà con hát kể sử thi (Ót n’rông). Nội dung hát kể vừa hiện thực vừa kỳ ảo, được thể hiện bằng ngôn ngữ có vần điệu, nhịp nhàng, nhiều hình ảnh, hình tượng và có tính xúc cảm cao. Nhiều khi hát kể sử thi còn có một số yếu tố ngoài ngôn ngữ như cử chỉ, nét mặt, hành động của người kể để diễn tả nhân vật.

Đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, dân tộc M'nông nói riêng chỉ còn rất ít người biết hát kể sử thi
Đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, dân tộc M'nông nói riêng chỉ còn rất ít người biết hát kể sử thi

Còn đối với những bài có nội dung về hiện thực đời sống thì ngôn ngữ thường mang đậm tính khẩu ngữ hàng ngày, nhưng ngắn gọn, súc tích, ý nghĩa, lời gọn và ý hay. Chẳng hạn như bài “Mong gặp người yêu” có đoạn: “Xa cách nay đã lâu lắm rồi/ Xa cách nhau đã lâu chờ theo vầng trăng/ Lúa tốt nay đã mục ra/Chắc người ta đã bỏ mình thật rồi…”.

Dân ca M’nông chính là hình thức giao tiếp giữa con người với thế giới siêu nhiên, hát về tình yêu đôi lứa, ca ngợi những chàng trai anh dũng chống lại cái ác để bảo vệ buôn làng, thiên nhiên tươi đẹp. Dân ca M’nông bảo vệ và trao truyền các tri thức về tự nhiên, xã hội và con người như: các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão, sấm sét, đêm ngày, núi rừng, sông suối, ao hồ, đầm lầy, trời đất...; ứng xử với tự nhiên trong lao động sản xuất, săn bắt, hái lượm...; ứng xử giữa con người với nhau; về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Đồng bào Mnông diễn tấu cồng chiêng trong nghi lễ nông nghiệp
Đồng bào Mnông diễn tấu cồng chiêng trong nghi lễ nông nghiệp

Bên cạnh đó, dân ca M’nông góp phần cố kết cộng đồng, giáo dục các thế hệ về ý thức cội nguồn dân tộc, bản sắc tộc người, đạo đức trong gia đình và trong cộng đồng, tình yêu đôi lứa, trao truyền kinh nghiệm lao động sản xuất… để truyền dạy cho thế hệ sau.

Dân ca M’nông là thể loại giàu chất trữ tình, những câu hát có hình ảnh, nhịp điệu, có vần điệu… thường dẫn ra trong cuộc sống hàng ngày. Chủ đề của lời hát còn được dùng trong các nghi lễ và những điệu hát khấn thần. Chính nhờ hình thức này mà dân tộc M’nông đã dựng nên những pho sử thi rất hoành tráng, có dung lượng dài đến hàng ngàn câu. Dân ca (Nau M'Pring) của người M'nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian vào năm 2020.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

Những nghệ nhân "nhí" người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS

Quảng Bình: Đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 1 phút trước
Vượt qua nhiều khó khăn do đặc thù về địa hình, địa bàn cư trú của đồng bào các DTTS, cuộc Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được tiến hành đúng quy trình, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập và vượt tiến độ.
Khuyến cáo người dân không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa bão

Khuyến cáo người dân không tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của mưa bão

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Bộ Công thương vừa khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Ninh Thuận: Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

Ninh Thuận: Họp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 11/9, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị họp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu năm 2024. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo tỉnh và 100 đại biểu đại diện trên 16.000 trí thức, văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học- kỹ thuật và văn nghệ sĩ tiêu biểu, trong đó có 13 đại biểu dân tộc Chăm và 2 đại biểu dân tộc Raglai.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 11/9, tại Thủ đô Hà Nội, đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì. Đây là cơ chế hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Nghĩa tình của đồng bào Tây Nguyên với người dân vùng lũ lụt phía Bắc

Nghĩa tình của đồng bào Tây Nguyên với người dân vùng lũ lụt phía Bắc

Xã hội - Lê Hường - 2 giờ trước
Sẻ chia khó khăn với Nhân dân các tỉnh miền Bắc đang gồng mình chống chọi với bão lũ, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã chủ động quyên góp nhu yếu phẩm, thuốc men, vật phẩm cần thiết gửi về đồng bào vùng bão lũ qua "chuyến xe 0 đồng".
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngoài hỗ trợ 10 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, Quảng Ngãi tiếp tục kêu gọi người dân, các mạnh thường quân, doanh nghiệp trên địa bàn chung tay giúp đỡ các tỉnh, thành bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đường sắt, hàng không thông báo vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ

Đường sắt, hàng không thông báo vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng cứu trợ đến các địa phương bị lũ lụt là rất lớn. Ngành Đường sắt và các hãng hàng không cho biết sẽ miễn phí vận chuyển và ưu tiên đặt giữ chỗ đối với hàng hóa cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3.
15 giờ chiều nay, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang

15 giờ chiều nay, đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Trưa 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6477/CĐ-BNN-ĐĐ yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang vào 15 giờ cùng ngày.
Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng đến các tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3

Quảng Nam hỗ trợ 22 tỷ đồng đến các tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã thống nhất với đề xuất của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về hỗ trợ kinh phí các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, với tổng kinh phí 22 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.