Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở xã An Trung (huyện An Lão).
Tin tức -
Thúy Hồng -
06:21, 16/05/2024 Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Từ loại hình nghệ thuật dân gian, Ví, Giặm đã “cất cánh bay xa”, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một thập kỷ được UNESCO vinh danh, dẫu là chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn để mảnh đất xứ Nghệ thấm hơn sức sống lâu bền của của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024.
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Từ loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trải qua bao biến thiên thời cuộc, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vẫn khẳng định được sức sống trường tồn trong đời sống đương đại. Để rồi hôm nay, Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 không chỉ là nhằm hướng tới 10 năm loại hình nghệ thuật này được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; mà còn là nơi gặp gỡ, giao thoa, gắn kết, lan tỏa và quảng bá tinh hoa của loại hình nghệ thuật này trong đời sống đương đại.
Vượt 40km từ thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đến chân đập chính của thủy điện Sông Tranh, rồi men theo hữu ngạn của sông trên những triền núi cao để về xã Trà Bui trên con đường đầy ổ gà, quanh co- một quãng đường không dễ dàng với chúng tôi. Thế nhưng, khi gặp bà Hồ Thị Don, lắng nghe tiếng hát dân ca trong trẻo của người phụ nữ 71 tuổi chúng tôi biết rằng, đây thực sự là một hành trình đáng giá khi được gặp nhân vật đặc biệt này.
Ngày 18/3, tại huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Mường Lát khai mạc Lớp tập huấn “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Dao huyện Mường Lát, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2030”, năm 2025.
Với mong muốn phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa DTTS trong bối cảnh hiện đại, Dự án “Tỏa” với Tọa đàm “Ru dương” do các bạn sinh viên dân tộc Dao tổ chức góp phần bảo tồn và lan tỏa những nét đẹp văn hóa dân tộc Dao.
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Người Mnông ở tỉnh Đắk Nông có cả một kho tàng dân ca vô cùng phong phú được giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong đó, nhiều di sản đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian. Những năm qua, tỉnh Đắk Nông đang triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa này.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Phạm Trọng -
01:20, 26/08/2023 Trong không khí chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, hướng tới chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đăk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), ngày 25/8, UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tổ chức Liên hoan dân ca các dân tộc huyện Cư Jút lần thứ I năm 2023.
Vũ điệu Chèo, giai điệu Hát văn hay âm hưởng của các vùng văn hóa Tây Bắc, Chăm Pa, Cố đô Huế, Tây Nguyên… đã được những người làm nghệ thuật đưa vào dàn nhạc giao hưởng. Đây là sự nỗ lực rất lớn của giới nghề trong việc bảo tồn, phát huy và quảng bá nghệ thuật truyền thống rộng rãi tới giới trẻ cũng như bạn bè thế giới.
Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng xã Tà Lài, huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa tổ chức khai giảng lớp dạy hát nhạc dân ca Châu Mạ và Xtiêng năm 2022 cho các em thiếu nhi đồng bào DTTS ấp 4, xã Tà Lài.
Tháng 8 này, đến với núi rừng Bắc Trà My, bạn sẽ được thưởng thức các đội cồng chiêng tranh tài qua lễ hội cồng chiêng. Đây cũng là một trong những cách mà huyện Bắc Trà My khuyến khích đồng bào lưu giữ văn hóa truyền thống.
Ông Hoàng Sín Hòa, Người có uy tín của Thôn Pạc Ngam, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai năm nay đã bước sang tuổi 79. Hàng chục năm qua, ông đã lặn lội khắp các bản, làng đê vực dậy làn điệu dân ca của người Nùng Dín trước nguy cơ mai một, thất truyền, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc tại địa phương.
Thời gian qua, đứng trước nguy cơ mai một bởi sự giao thoa văn hóa, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) lựa chọn xã Ka Lăng làm điểm thành lập Câu lạc bộ (CLB) dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì.
Ngày 15/8, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Như Xuân đã khai mạc Lớp tập huấn “Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Thổ” năm 2022.
Ngày 22/9, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ I năm 2022.