Cũng như các dân tộc khác, người Mông ở Tuyên Quang còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca truyền thống, để rồi vào dịp lễ, tết hay công việc trọng đại..., những làn điệu dân ca ấy lại vang lên như nhắc nhở mỗi người Mông luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
Dân ca của dân tộc Mông là những bài hát do người dân tự sáng tác và được lưu truyền từ lâu đời. Dân ca Mông có nhiều loại, hiện nay còn lưu giữ được một số loại hình dân ca như: Hát trong sinh hoạt (hát ru, hát vui chơi của trẻ em); hát mang tính nghi lễ (hát lên nhà mới, hát trong đám cưới, hát giao duyên, hát than thân...).
Liên hoan dân ca Khmer khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 1 năm 2018, do Ban Truyền hình tiếng dân tộc (Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Sóc Trăng phối hợp thực hiện, diễn ra từ chiều ngày 1/10 tại Sóc Trăng.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.
Mới đây, Công ty cổ phần BAGICO phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thông tin, Huyện đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên (Bắc Giang) khai giảng lớp học “Em yêu làn điệu dân ca quan họ”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ trại hè BAGICO lần thứ X năm 2018.
Say điệu K’ưt-một làn điệu dân ca của người Ê-đê từ nhỏ, với tấm lòng kính yêu Bác Hồ, chàng trai Y Hai Byă (dân tộc Ê-đê) đã sáng tác những bài hát kể về cuộc đời, công lao to lớn của Bác Hồ theo điệu K’ưt để hát cho mọi người nghe.