Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Âm nhạc Ê Đê và Câu lạc bộ buôn Ly

Đạt Thành Nhân - 09:50, 29/09/2020

Người Ê Đê ở Phú Yên có một kho tàng dân ca, dân nhạc và dân vũ phong phú về thể loại lẫn chủ đề. Mỗi loại hình, ngoài tính chất đặc thù của nhạc điệu, nội dung, còn chịu sự chi phối bởi môi trường diễn xướng. Trong suốt vòng đời, âm nhạc, lời ca luôn theo người Ê Đê từ thuở mới lọt lòng mẹ đến khi về với ông bà tổ tiên.

Âm thanh cồng chiêng luôn gắn với mọi nghi lễ vòng đời của đồng bào dân tộc Ê Đê. Ảnh TL
Âm thanh cồng chiêng luôn gắn với mọi nghi lễ vòng đời của đồng bào dân tộc Ê Đê. Ảnh TL

Truyền thống văn hóa độc đáo

Theo các già làng người Ê Đê thì cuộc sống sinh hoạt của đồng bào không thể thiếu tiếng hát. Tiếng hát được cất lên những lúc vui vẻ để truyền đạt tình ý, vốn sống, chia sẻ trải nghiệm trong lao động sản xuất. Đôi khi tiếng hát là lời thỉnh đạt ý nguyện đến các thần linh núi rừng, sông nước, hay tỏ bày tình yêu lứa đôi. Chính vì thế, tiếng hát được chia thành nhiều loại: H’ ri hậy dùng phổ biến ở nhiều dạng sinh hoạt, đặc biệt là ở hội làng buôn, mang tính diễn cảm; H’ ri ting - rang mang tính trữ tình, được sử dụng trong khung cảnh nhẹ nhàng giữa hai người; H’ ri cô-ning là loại hát đối đáp ứng khẩu theo những giai điệu nhất định. Trong đó, thể loại hát ru là sự giao cảm giữa mẹ và con, nên giai điệu âm nhạc thường êm dịu, thanh thoát, bình dị, nội dung lời ca mộc mạc, gần gũi, mang tính giáo dục, cảm hóa đậm tính nhân văn.

Nghệ nhân Ma Nghin ở xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết: Cùng các loại hát trên, Chơnăk là một trong những thể loại hát kể phổ biến nhất của người Ê Đê ở Phú Yên. Mỗi bài Chơnăk dài hàng nghìn câu, với những nội dung kể về các cuộc xung đột giữa các vị tù trưởng (M’tao) hay “trai làng giữ gái làng ta”, hoặc xâm chiếm đất đai giữa buôn làng này với buôn làng khác… Người kể Chơnăk thể hiện câu chuyện qua giọng hát, lúc trầm, lúc bổng, lúc hào hùng, khi thanh thoát, lúc thong thả, lắng sâu, man mác...

Mỗi nhạc cụ, mỗi làn điệu dân ca đều được phân định rõ ràng về không gian, thời gian, hoàn cảnh và đối tượng thể hiện, kết hợp với chúng trong nhiều trường hợp là sự thể hiện của nhiều loại dân vũ. Ấn tượng nhất, là điệu múa xoang với các thể loại chính như: Xoang Samơk thể hiện sự vui mừng, hân hoan mùa màng bội thu; Xoang Pơ sat thực hiện khi lúa trên rẫy bắt đầu chín rộ; Xoang Grong Atâu múa trong tang lễ...

Tương ứng với mỗi lời ca, điệu múa của người dân tộc Ê Đê là các thể loại nhạc cụ, nổi bật nhất là cồng, chiêng. Tiêu biểu phải kể đến cồng ba, chiêng năm. Cồng ba gồm có 3 chiếc, với các tên gọi: Mong (chiếc nhỏ nhất), Môn (chiếc trung bình) và Anưa (chiếc lớn nhất). Cồng ba được đánh khi buôn làng có người qua đời và phục vụ trong tang lễ. Còn chiêng năm, gồm có 5 chiếc với các tên gọi lần lượt là: Tươn, Điên, Pochê, Na pơ rơn và Nasat.

Chiêng năm chỉ đem ra dùng khi có đám tiệc như mừng tuổi con trai, con gái trưởng thành, vui mừng đám cưới, mừng nhà mới, và các lễ cúng quan trọng như: Cúng bến nước, rước hồn lúa, đâm trâu - xoay cột…

Gìn giữ và trao truyền cho thế hệ trẻ

Già làng Y Típ sinh sống tại xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, cho biết: Ngoài cồng, chiêng, aráp, nhạc cụ trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Ê Đê còn có: Đing ta lé (sáo trúc), Đinh đong (đàn nhị) là hai nhạc cụ sử dụng sinh hoạt trong gia đình lúc nông nhàn và lễ hội cộng đồng. Đinh goong (đàn bầu) đánh lúc ngủ ở rẫy; tù và làm bằng sừng trâu thổi vào dịp lễ tế cho các vị thần linh, hoặc tụ họp dân làng khi có việc đột xuất, khi xảy ra hỏa hoạn, hoặc có người chết bất đắc kỳ tử ở trong buôn.

Với ý nghĩa quan trọng trong đời sống, âm nhạc luôn được người Ê Đê gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ sau. Một trong những người con của buôn làng Ê Đê có tình yêu đặc biệt dành cho âm nhạc truyền thống là Ksor Y Thư. Sinh ra và lớn lên ở buôn Ly, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), Ksor Y Thư luôn đau đáu nỗi niềm gìn giữ âm nhạc của dân tộc mình. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Ksor Y Thư trở về quê nhà góp sức gìn giữ và khơi dậy niềm say mê âm nhạc dân tộc đặc sắc của đồng bào đang dần mai một.

Bằng niềm đam mê và năng khiếu, Y Thư thể hiện đậm nét đời sống tâm hồn, tình cảm của đồng bào, mang hơi thở của cuộc sống buôn làng qua những ca khúc do anh sáng tác: “Mùa xuân lời ru”, “Thương lắm nhớ nhiều”, “Sông Hinh xuân về”, “Cô gái sông Ba”, “Đừng khóc con ơi”... Các ca khúc sử dụng chất liệu của người đồng bào Ê Đê được các nhà chuyên môn đánh giá cao.

Y Thư chia sẻ: Càng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, anh càng cảm thấy yêu văn hóa truyền thống hơn và hy vọng những ca khúc được sáng tác bằng tiếng Ê Đê sẽ góp phần lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Với mong muốn góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê, Ksor Y Thư thành lập và làm Chủ nhiệm CLB Âm nhạc buôn Ly. Ngoài mục đích lan tỏa trong cộng đồng tình yêu âm nhạc, gìn giữ văn hóa truyền thống, các thành viên trong CLB không ngừng quảng bá đến bạn bè gần xa về bản sắc văn hóa của người Ê Đê.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.