Hội diễn Đàn hát dân ca 3 miền do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức đã bế mạc sau 2 ngày diễn ra sôi nổi tại TP. Đà Lạt
Đến giờ, chị Trần Thúy Ái (sinh năm 1975), công tác tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh không thể nhớ hết số lần đứng lớp truyền dạy dân ca. Một cách lặng lẽ và cần mẫn, chị đã ươm mầm tình yêu cho những câu hò, điệu ví đến với nhiều người dân trên địa bàn. Với chị Thúy Ái, đây cũng là một cách để mình tri ân với đời, với nghề.
Bắt nguồn từ cuộc sống lao động, cùng với sự đẽo gọt, chỉnh sửa, bổ sung của nhiều thế hệ, khắp coọi ngày càng được hoàn thiện với bố cục chặt chẽ, câu từ tinh tế, vần điệu chắt lọc. Khắp coọi trở thành một loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao của đồng bào dân tộc Tày ở xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Văn Hoa -
10:49, 29/10/2021 Ở hai bài viết trước, chúng tôi đã phản ánh đến bạn đọc những tồn tại, hạn chế rất đáng quan tâm trong công tác bảo tồn, phát triển loại hình dân ca của các DTTS. Cũng từ thực tế đó cho thấy, để bảo tồn các di sản dân ca bền vững cần có chính sách toàn diện, dài hơi, kịp thời tôn vinh những mô hình đang phát huy hiệu quả từ thực tế…
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Văn Hoa -
17:41, 27/10/2021 Những câu hát, làn điệu dân ca của các DTTS đều được ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với một không gian, môi trường sống nhất định của mỗi dân tộc . Tuy nhiên với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, "đất diễn" của dân ca đang ngày càng bị thu hẹp. Đây là một trong những thách thức lớn trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làn điệu dân ca của đồng bào DTTS.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Văn Hoa -
17:44, 24/10/2021 Trong kho tàng âm nhạc dân tộc, những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng như: Sình ca, Soọng cô, hát páo dung... đã làm nên bản sắc riêng, độc đáo của mỗi DTTS. Nhưng trước sự phát triển của đời sống xã hội, quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa, loại hình dân ca của các DTTS đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã của sự tồn vong.
Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc Giang, các loại hình dân ca truyền thống của đồng bào các DTTS mang âm hưởng, màu sắc vô cùng độc đáo. Sự hội tụ và lan tỏa của các loại hình dân ca này đã tạo nên những mảng văn hóa đa sắc màu, trở thành vốn di sản quý đang được địa phương chú trọng bảo tồn và phát huy.
Suốt gần 30 năm qua, có một người đàn ông cứ lặng lẽ, miệt mài đi đến nhiều miền đất để sưu tầm, nghiên cứu dân ca của các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai. Tính đến nay, ông đã sưu tầm, nghiên cứu được gần 200 bản dân ca của 5 tộc người gồm: Châu Mạ, Chơ Ro, S’tiêng, Kơ Ho, Chăm Islam. Người đàn ông đó là nhạc sĩ quê lúa Thái Bình Trần Viết Bính, tác giả ca khúc nổi tiếng “Hạt gạo làng ta” (phổ thơ Trần Đăng Khoa).
Dân ca của người M’nông ở Đắk Nông (còn gọi là Nau M’pring), là hình thức diễn xướng dân gian (không có nhạc đệm) được người M’nông sáng tác, sản sinh từ lao động sản xuất, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được cộng đồng coi là tài sản chung của tộc người.
Trang Anh (sinh năm 1994) là hội viên trẻ nhất và là một trong những nữ nhạc sĩ trẻ nhất được nhận giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam liên tiếp trong 3 năm (2018-2020). Điều đặc biệt hơn, Trang Anh là cô gái dân tộc Tày hiếm hoi có được vinh dự đó.
Không sai khi nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành và người dân từng nhìn nhận rằng, nếu thiếu hụt những làn điệu âm nhạc, dân ca, dân vũ của đồng bào DTTS, sẽ khiến cho hoạt động du lịch cộng đồng phần nào nhàm chán, thiếu màu sắc đặc trưng.
Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 1039/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng Đề án “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 -2030”.
Huyện Hà Quảng có 2 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, với bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo riêng của mỗi dân tộc nên tạo nên những dấu ấn riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân nơi đây. Những năn gần đây, chất lượng cuộc sống của đồng bào ở các xóm bản đang từng bước được nâng lên, đồng bào có thêm điều kiện để bảo tồn phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, với việc hình thành các đội văn nghệ, hát dân ca cấp xóm bản.
Tin tức -
T.Hợp -
16:03, 24/11/2020 Dân ca (Nau M'Pring) của người Mnông tỉnh Đăk Nông là 1 trong 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Những năm qua, nhiều loại hình âm nhạc của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nguy cơ bị mai một, để góp phần bảo tồn các làn điệu dân ca, các nghệ nhân văn hóa đã tích cực sáng tác những lời mới, làm phong phú thêm kho tàng dân ca dân tộc.
Người Ê Đê ở Phú Yên có một kho tàng dân ca, dân nhạc và dân vũ phong phú về thể loại lẫn chủ đề. Mỗi loại hình, ngoài tính chất đặc thù của nhạc điệu, nội dung, còn chịu sự chi phối bởi môi trường diễn xướng. Trong suốt vòng đời, âm nhạc, lời ca luôn theo người Ê Đê từ thuở mới lọt lòng mẹ đến khi về với ông bà tổ tiên.
Cũng như các dân tộc khác, người Mông ở Tuyên Quang còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca truyền thống, để rồi vào dịp lễ, tết hay công việc trọng đại..., những làn điệu dân ca ấy lại vang lên như nhắc nhở mỗi người Mông luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
Dân ca của dân tộc Mông là những bài hát do người dân tự sáng tác và được lưu truyền từ lâu đời. Dân ca Mông có nhiều loại, hiện nay còn lưu giữ được một số loại hình dân ca như: Hát trong sinh hoạt (hát ru, hát vui chơi của trẻ em); hát mang tính nghi lễ (hát lên nhà mới, hát trong đám cưới, hát giao duyên, hát than thân...).
Liên hoan dân ca Khmer khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ 1 năm 2018, do Ban Truyền hình tiếng dân tộc (Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Sóc Trăng phối hợp thực hiện, diễn ra từ chiều ngày 1/10 tại Sóc Trăng.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.