Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ươm mầm tình yêu cho câu hò, điệu ví

PV - 15:33, 15/11/2021

Đến giờ, chị Trần Thúy Ái (sinh năm 1975), công tác tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh không thể nhớ hết số lần đứng lớp truyền dạy dân ca. Một cách lặng lẽ và cần mẫn, chị đã ươm mầm tình yêu cho những câu hò, điệu ví đến với nhiều người dân trên địa bàn. Với chị Thúy Ái, đây cũng là một cách để mình tri ân với đời, với nghề.

Hằng ngày, chị Thúy Ái miệt mài tập luyện dân ca. (Ảnh: Q.H)
Hằng ngày, chị Thúy Ái miệt mài tập luyện dân ca. (Ảnh: Q.H)

Ánh sáng cuộc đời

Theo dõi các lễ hội bài chòi quy mô lớn ở Quảng Trị, khó ai có thể rời mắt trước một chị hiệu xinh đẹp, có giọng dân ca như rót mật vào tai. Ít ai biết, phần lớn người hô thai trong lễ hội đều do chị hiệu ấy và đồng nghiệp đào tạo, chỉ dẫn. Chị cũng chính là người “bài binh, bố trận” để hội bài chòi thu hút ngay cả những khán giả khó tính nhất. Cũng vì thế, nên phần lớn người yêu bài chòi đều biết đến chị Trần Thúy Ái.

Nhìn chị Thúy Ái biểu diễn dưới ánh đèn sân khấu, hay hòa mình trong lễ hội bài chòi, hiếm ai nghĩ, người phụ nữ này lại lớn lên trong mặn chát nước mắt và mồ hôi. Sinh ra trong một gia đình nông dân, đông anh em, chị Thúy Ái sớm quen với cảnh nghèo khổ. Năm chị lên 9 tuổi, căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi người mẹ dịu hiền của chị. Hai năm sau đó, ba chị Ái cũng qua đời, để lại 7 người con bơ vơ. “Là con gái út, tôi thèm hơi ấm của ba mẹ lắm. Lúc còn nhỏ, hầu như tối nào tôi cũng thấy ba mẹ về, ru con ngủ bằng những làn điệu dân ca”, chị Thúy Ái bùi ngùi kể.

Sau khi ba mẹ qua đời, gia đình chị Thúy Ái phải sống trong cảnh ly tán. Các anh, chị của chị Thúy Ái phải bươn bả nhiều nơi để tìm đường sống. Ở nhà lo việc khói hương, mỗi lần nghe làn điệu dân ca cất lên từ chiếc loa phóng thanh thôn, nỗi nhớ ba mẹ, anh chị lại cuộn dâng trong trái tim cô gái nhỏ. Không biết từ bao giờ, chị Thúy Ái chọn điệu ví, câu hò để nói hộ lòng mình. Giọng hát của chị được bà con chòm xóm rất yêu thích. Dẫu vậy, không ai ngờ cô gái ngày ngày chăn trâu, bứt cỏ lại quyết định thi tuyển vào Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, lớp được tổ chức tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chị Thúy Ái chia sẻ: “Nghe đoàn công tác của nhà trường về các địa phương tìm người có năng khiếu, tôi mượn tấm áo của chị dâu để đi dự thi. Tôi hy vọng đây là con đường để mình thoát cảnh đói ăn, khát chữ. Trên cả mong đợi, cả lần thi ở Quảng Trị lẫn tại Thừa Thiên Huế, điểm số của tôi đều thuộc tốp đầu”.

Đối với chị Thúy Ái, việc trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước như ánh nắng ấm áp giữa tuổi thơ đầy giông gió. Từ đây, được sự quan tâm của nhà trường, chị không còn phải sống trong nỗi lo cơm áo. Ước mơ đến trường, học những làn điệu dân ca trở thành hiện thực đối với chị. Vì thế, chị Thúy Ái trân quý từng ngày được đào tạo, tập luyện. Mọi khó khăn, thử thách buổi đầu làm quen với kịch hát dân tộc, dân ca trở nên nhẹ bẫng đối với chị. Ngay trong thời gian đi học, chị Thúy Ái đã kiếm được tiền nhờ giọng hát của mình.

 Chị Thúy Ái trong một lễ hội bài chòi. (Ảnh: Q.H)
Chị Thúy Ái trong một lễ hội bài chòi. (Ảnh: Q.H)

Duyên nợ với điệu ví, câu hò

Chị Thúy Ái luôn tin vào chữ duyên. Dù khởi đầu bằng sự lựa chọn, nhưng cái duyên đã giúp chị gắn bó đậm sâu với dân ca. Thực tế, học kịch hát dân tộc, dân ca dễ mà khó. Dễ là hầu như ai cũng có thể hát được, còn khó ở chỗ làm sao để thể hiện trọn vẹn mọi cung bậc tình cảm trong từng nốt nhạc, cách luyến láy, nhịp phách… Cùng vào lớp với chị Ái, nhiều người đã ngậm ngùi bỏ cuộc giữa chừng. Về phần mình, sau khi tốt nghiệp, cũng có thời điểm, chị Thúy Ái đã rẽ sang lối khác. Thế nhưng, cái duyên với nghề vẫn son đỏ, đưa chị quay trở lại.

Sau khi tốt nghiệp và về làm việc ở Đoàn Ca kịch Thừa Thiên Huế, rồi tiếp tục vào TP. Hồ Chí Minh học tập, cuối cùng, tiếng gọi của trái tim đã thôi thúc chị Ái trở về quê hương. 13 năm làm cán bộ Tỉnh đoàn, giọng dân ca ngọt ngào theo chị Ái vang lên trong nhiều hoạt động, phong trào. Bấy giờ, các đoàn viên, thanh niên luôn mong có dịp được nghe chị hát. Mọi người ví giọng dân ca của chị có… men say.

Tiếng thơm về một nữ cán bộ đoàn có tiếng hát làm say lòng người, lại được đào tạo bài bản sớm truyền đến tai những cán bộ làm công tác văn hóa của tỉnh. Không lâu sau đó, chị Thúy Ái được mời về dạy dân ca. Đây cũng chính là điểm khởi đầu cho sự nghiệp ươm mầm của chị.

Sau khi đến công tác tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, chị Thúy Ái có nhiều thời gian hơn để sống, làm việc với những làn điệu dân ca. Là Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa, chị Thúy Ái cùng đồng nghiệp dồn sức hồi sinh, bảo tồn, phát triển những làn điệu dân ca.

Để làm được điều đó, chị đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức. Người cán bộ tâm huyết đến từng miền quê để khảo sát, tìm hiểu, làm việc với lãnh đạo địa phương đặt vấn đề mở lớp dân ca. Thông thường, mỗi lớp dạy hát dân ca kéo dài 15 - 20 ngày với sự tham gia của khoảng 40 học viên. Việc giữ vững sĩ số là thử thách rất lớn đối với người đứng lớp. Vì thế, chị Ái luôn nhắc nhủ anh em trong phòng phải dồn tất cả tâm huyết với công việc này.

Điều khiến chị Ái rất mừng, là tình yêu dân ca của người đứng lớp đã được truyền sang trọn vẹn cho các học viên. Có những ngày cô trò say sưa tập luyện đến mức quên giờ nghỉ. Kết thúc khóa học, nhiều học viên xin cô giáo đi theo để học nghề hoặc tham gia lớp kế tiếp. Đó là điều khiến chị rất mừng. Một niềm vui còn lớn hơn, là chị Ái và đồng nghiệp đã phát hiện nhiều giọng dân ca quý. Họ sớm trở thành bạn diễn với chị Thúy Ái ở các hội thi, hội diễn, sân khấu lớn và cùng gặt hái nhiều thành tích cao.

Chị Thúy Ái (người đứng) hướng dẫn học viên hát dân ca. (Ảnh: NVCC)
Chị Thúy Ái (người đứng) hướng dẫn học viên hát dân ca. (Ảnh: NVCC)

Niềm vui người gieo hạt

Đến giờ, chị Thúy Ái đã giảng dạy hàng chục lớp dân ca với sự tham gia của hàng trăm học viên. Cái tên “cô giáo dân ca” được mọi người trìu mến đặt cho chị. Trong công việc, điều trăn trở duy nhất với chị Thúy Ái là số lượng bạn trẻ yêu và gắn bó với dân ca chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ước mong thấy mình năm 16 tuổi ở một học viên nào đó vì thế cứ rưng rức trong chị. “Để các bạn trẻ theo học dân ca, điều đầu tiên là phải thu hút, giúp họ thấy cái hay, cái đẹp của những làn điệu mà ông cha để lại”, chị Thúy Ái xác định.

Suy nghĩ như thế, nên chị Thúy Ái rất vui khi năm 2017, bài chòi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đúng như dự đoán của chị Thúy Ái, UBND tỉnh Quảng Trị sớm có đề án về việc truyền dạy, giữ gìn nghệ thuật bài chòi. Xác định đây là cơ hội để thu hút mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ đến với dân ca, chị Thúy Ái cùng các hạt nhân dân ca khác đã nghiên cứu, tìm hiểu, tập luyện, lên chương trình bài chòi. 30 con bài được xướng lên bằng những làn điệu dân ca từ xa lạ bỗng trở nên gần gũi, quen thuộc với chị Thúy Ái.

Là chủ công trong những lễ hội bài chòi, chị Ái và đồng sự phải dồn rất nhiều tâm sức. Việc tập ngày, tập đêm trở thành chuyện cơm bữa đối với chị. Đến giờ, chị vẫn nhớ như in lễ hội bài chòi đầu tiên do tỉnh tổ chức tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. Để chương trình thành công, trong một thời gian ngắn chuẩn bị, chị cùng các anh hiệu, chị hiệu khác phải ráo riết tập luyện. Hôm công diễn, ngoài làm chị hiệu, chị Ái còn lo liệu nhiều công việc khác. Dẫu bận rộn nhưng gương mặt chị vẫn luôn rạng rỡ. Chị vui vì trong số khán giả của mình, có khá đông các bạn trẻ và có người đã tìm đến chị hỏi về bài chòi, về dân ca.

Từ ngày “cô giáo dân ca” trở thành chị hiệu, công việc của chị Ái bận rộn, vất vả hơn. Dẫu vậy, chị không cảm thấy mỏi mệt. Chị hạnh phúc với công việc ý nghĩa mà mình đã và đang làm. Từ sâu thẳm, người phụ nữ yêu dân ca như máu thịt này tự hứa với lòng mình sẽ dồn hết tâm sức để gìn giữ, phát huy những làn điệu cha ông để lại như một cách tri ân với đời, với nghề./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 6 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 6 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 7 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.