Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Làm sống lại các làn điệu dân ca (Bài 1)

Thúy Hồng - 07:55, 05/08/2024

Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.

Một buổi luyện tập hát then, đàn tính của CLB hát dân ca bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Một buổi luyện tập hát then, đàn tính của CLB hát dân ca bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Khơi dậy niềm đam mê dân ca

Không phải là cuối tuần nhưng Nhà văn hóa bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn luôn rộn rã tiếng hát Then, đàn tính của các bà, các mẹ trong Câu lạc bộ (CLB) hát Then của thôn.

Bà Lường Thị Dự, 75 tuổi, thôn bản Chu B chia sẻ: Năm 2022, CLB hát Then bản Chu được thành lập gồm có 20 thành viên. Ở đây chúng tôi được thỏa niềm đam mê ca hát và cũng là góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

“Mặc dù tuổi đã cao, nhưng tối nào chúng tôi cũng ra Nhà văn hóa thôn để tập luyện. CLB đã đi biểu diễn ở nhiều nơi, các thành viên trong CLB rất phấn khởi. Chúng tôi muốn bảo tồn điệu hát Then của dân tộc mình cho thế hệ con cháu”, bà Lường Thị Dự cho biết.

Hiện nay phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện Lộc Bình diễn ra sôi nổi, tại 21/21 xã, thị trấn của huyện đều có CLB, đội, nhóm văn nghệ quần chúng hoạt động với nhiều loại hình đa dạng như: Hát Then, đàn Tính, hát Xắng cọ, múa Sư tử mèo, hát Sli, múa Chầu...

Bà Phạm Minh Huệ, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Bình cho biết: "Để thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trên địa bàn huyện, chúng tôi đã thành lập, hỗ trợ các đội văn nghệ truyền thống của các thôn bản. Mỗi CLB, đội văn nghệ quần chúng có từ 10 đến 40 thành viên…".

Từ nguồn kinh phí của Dự án 6, nhiều CLB được thành lập và hỗ trợ kinh phí để mua loa đài, trang phục biểu diễn. Qua đó giúp các CLB hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn
Từ nguồn kinh phí của Dự án 6, nhiều CLB được thành lập và hỗ trợ kinh phí để mua loa đài, trang phục biểu diễn. Qua đó giúp các CLB hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn

Trợ lực từ Dự án 6

Từ năm 2022 đến nay, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lạng Sơn đã tổ chức thành lập các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại các xã của 10 huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, các CLB được truyền dạy các kiến thức, thực hành trình diễn một số loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian và được đầu tư trang phục, dụng cụ phục vụ sinh hoạt và biểu diễn… Qua đó, giúp CLB hoạt động ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn.

Lễ ra mắt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia
Lễ ra mắt CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia

Bà Hoàng Thị Huân, Chủ nhiệm CLB hát Then, dân ca xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng cho biết: Trước đây, bà con trong xã thích hát then, đàn tính tự rủ nhau thành từng nhóm để tự sinh hoạt. Năm 2020, UBND xã đã hỗ trợ thành lập CLB hát Then, dân ca xã Hoàng Việt, với 18 thành viên, tuổi từ 33 - gần 70 tuổi. Kinh phí hoạt động của CLB do các thành viên tự đóng góp, chưa có điều kiện để mua sắm các thiết bị, nhạc cụ... nên quá trình hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

“Năm 2023, CLB được hỗ trợ 10 bộ quần áo, 18 đôi giày, 12 cây đàn tính, 6 bộ sóc nhạc, các thành viên trong CLB phấn khởi lắm. CLB hoạt động chuyên nghiệp hơn, ngoài phục vụ bà con trong thôn, xóm, có thể sẵn sàng đi biểu diễn, giao lưu với các CLB hát then, đàn tính ở các địa phương khác ”, bà Hoàng Thị Huân vui mừng nói.

Ông Phùng Văn Muộn, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn cho biết: Triển khai thực hiện Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trong năm 2023 và năm 2024, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh được Sở VHTT&DL Lạng Sơn giao nhiệm vụ chủ trì, phối hơp tổ chức các lớp tập huấn truyền dạy, xây dựng 22 mô hình CLB sinh hoạt văn hóa dân gian. Đến nay, đã tổ chức thành lập và lễ ra mắt được 19 CLB tại các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 

Các CLB dân ca, dân vũ ở Lạng sơn đã góp phần khơi dậy và lan tỏa tình yêu của đồng bào đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Các CLB dân ca, dân vũ ở Lạng sơn đã góp phần khơi dậy và lan tỏa tình yêu của đồng bào đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình

Sau khi được truyền dạy và thành lập, các thành viên CLB đã nắm bắt được các kỹ năng cơ bản về thực hành trình diễn, mỗi CLB hình thành được 1 chương trình văn nghệ tổng hợp các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống phong phú, đa dang như: Hát Then, đàn Tính, hát Lượn, hát Phong sư; trình diễn các nghi lễ dân gian các dân tộc như: Hát Quan Lang trong đám cưới của dân tộc tày, hát Cỏ lảu trong nghi lễ đám cưới dân tộc Nùng, hát Sli trong đám cưới người Dao; múa Chầu, múa Sư tử mèo...

Các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian ở Lạng sơn đã góp phần khơi dậy và lan tỏa tình yêu của đồng bào đối với văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Nhiều CLB đã phát huy tốt hiệu quả  thông qua việc duy trì các buổi sinh hoạt hoặc biểu diễn giao lưu, qua đó tạo sân chơi lành mạnh, góp phần tăng cường mối đoàn kết trong các cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân... Đặc biệt, nhiều CLB đã biến những điệu dân ca, dân vũ trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu của địa phương, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Hằng năm, cộng đồng người Chăm ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức 4 lễ lớn trên các đền tháp như Yuer Yang, Katê, Cambur và Peh Bimbeng Yang. Trong đó, Lễ hội Katê có sự tham gia của cả cộng đồng người Chăm và đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Cuộc điều tra 53 DTTS tại Sóc Trăng: Thu thập thông tin thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung kế hoạch phương án điều tra.
Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Cẩn trọng với các bệnh viêm da và đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Cà Mau kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Để kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tháng 11 tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân địa phương.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng bào DTTS

Kinh tế - Mai Hương - 2 giờ trước
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo, thời gian qua, Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Lắk (Đắk Lắk) triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, tạo “động lực” để đồng bào DTTS từng bước vươn lên, giảm nghèo bền vững.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Lào Cai: Sáng tạo, linh hoạt nỗ lực phục hồi du lịch sau mưa lũ

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trước yêu cầu cấp bách, để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, các địa phương đã tạm dừng hoạt động tại các khu - điểm du lịch và các hoạt động dã ngoại, ngoài trời. Đến thời điểm này, các địa phương đã và đang khôi phục các hoạt động du lịch; trong đó, có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện hiện nay.
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 18/9, UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Tham gia hội thi có 11 đội thi đến từ các xã thuộc vùng DTTS và miền núi.
Triệt xóa đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi

Triệt xóa đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt phá đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay, thu giữ 6 kg ma túy cất giấu tinh vi trong lon sữa yến mạch.
Phú Thiện (Gia Lai): Sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Phú Thiện (Gia Lai): Sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chiều 18/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình NTQG 1719).