Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - Một thập kỷ vinh danh

Nguyễn Thanh - 05:56, 31/12/2024

Từ loại hình nghệ thuật dân gian, Ví, Giặm đã “cất cánh bay xa”, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một thập kỷ được UNESCO vinh danh, dẫu là chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn để mảnh đất xứ Nghệ thấm hơn sức sống lâu bền của của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại.

 Diễn xướng dân ca Ví, Giặm tại Quảng trường Hồ Chí Minh - TP. Vinh.
Diễn xướng dân ca Ví, Giặm tại Quảng trường Hồ Chí Minh - TP. Vinh

Tròn 10 năm trước, mọi người như vỡ òa khi Di sản văn hóa dân gian quê hương Nghệ Tĩnh, là dân ca Ví, Giặm được UNESCO vinh danh tại Thủ đô Paris (Pháp). Đó là ngày 27/11/2014.

Thực ra, không phải đến thời điểm đó, dân ca Ví, Giặm mới được nhân loại biết đến. Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều thống nhất rằng, dân ca Ví, Giặm có nguồn gốc từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp Nhân dân nên rất khó xác định thời gian. Vì sự ra đời ấy mà Ví, Giặm không chịu sự ràng buộc của không gian và thời gian diễn xướng. Lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể, có chung đặc tính địa phương về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát… được đẽo gọt, tu chỉnh của nhiều thế hệ mà ngày càng hoàn thiện hơn. Ra đời từ lao động sản xuất, gắn chặt với cuộc sống thường ngày nên dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống, thấm sâu vào máu thịt… trở nên bền vững với thời gian.

Hành trình phát triển của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hành trình của một di sản - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận đó của UNESCO không chỉ tôn vinh tầm vóc, giá trị văn hóa mang bản sắc vùng miền, là hồn cốt của Nghệ Tĩnh mà còn vinh danh lớp lớp người dân Nghệ Tĩnh đã tạo ra, bồi đắp nên một di sản văn hóa đi vào lịch sử nhân loại.

Tròn một thập kỷ UNESCO vinh danh, cùng với sự đầu tư nguồn lực để phục dựng, sưu tầm, nghiên cứu dân ca Ví, Giặm, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có những chương trình, kế hoạch dài hơi cho việc phát triển loại hình di sản này. Ngoài việc tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá, xuất bản, vinh danh nghệ nhân, hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ dân ca thì chính quyền địa phương đã tổ chức các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn, trại sáng tác, đưa dân ca vào trường học và dạy đàn, hát dân ca trên các phương tiện truyền thông.

Dân ca Ví, Giặm trình diễn tại một sự kiện trên phố đi bộ TP. Vinh.
Dân ca Ví, Giặm trình diễn tại một sự kiện trên phố đi bộ TP. Vinh

Bởi thế mà cuối năm 2014, toàn tỉnh Nghệ An mới có 82 câu lạc bộ dân ca, đến nay đã lên tới 140 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm ở 20 huyện, thành phố, thị xã, với tổng số hơn 3.000 thành viên. Ngoài ra, toàn tỉnh Nghệ An có 48 nghệ nhân dân ca Ví, Giặm được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, 1 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Còn tại Hà Tĩnh, đến năm 2024 có 209 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm với gần 3.000 hội viên ở nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau; 68 Nghệ nhân Dân gian được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng; 3 Nghệ nhân Nhân dân và 22 Nghệ nhân Ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng.

Dân ca Ví, Giặm đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế - xã hội, được nhiều người thực hành, nhiều người biết đến. Chính điều này đã giúp Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có chỗ đứng vững chãi hơn trong cuộc sống đương đại. Dân ca Ví, Giặm đang kế thừa tinh hoa của thời gian, để tự mình hoàn thiện và phát triển hơn trong giai đoạn hiện nay. Nếu ở phía Nam là Đờn ca tài tử, Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế thì vùng Bắc Bộ là hát Xoan, Quan họ Bắc Ninh. Mảnh đất “non nước Lam Hồng” với cái nôi là dân ca Ví, Giặm đang là trung tâm kết nối của con đường di sản quốc gia.

Một thập kỷ vinh danh là hành trình chưa dài nhưng cũng đủ để hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh thấm hơn sức sống sâu bền của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại. Để rồi từ đó, cùng nhìn lại chặng đường đã qua mà có thêm phương cách trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhân loại.

Một thập kỷ vinh danh là hành trình chưa dài nhưng cũng đủ để hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh thấm hơn sức sống lâu bền của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại. Để rồi từ đó, cùng nhìn lại chặng đường đã qua mà có thêm phương cách trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhân loại.

Có ý kiến cho rằng, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có sức sống tiềm tàng giống như chính chủ nhân sản sinh ra nó. Quả đúng như thế thật. Trong giai đoạn hiện nay, chính di sản văn hóa dân gian này lại đang là mạch nguồn kiến tạo, bồi đắp và nuôi dưỡng, làm giàu thêm cốt cách tinh thần người dân xứ Nghệ.

Di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm không thể bị mai một. Đó không chỉ là sự khẳng định bằng tâm huyết, bằng trách nhiệm của đất và người Nghệ Tĩnh thông qua những nỗ lực trao truyền, kế thừa của lớp lớp nghệ sĩ, nghệ nhân mà còn là sự quan tâm xứng đáng của các cấp chính quyền để một sản phẩm văn hóa dân gian thêm sâu bền với thời gian. Hành trình của di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một hành trình của kết tinh và lan tỏa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Ngày 1/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình chào đón vị khách du lịch thứ 1.500.000 và đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều

Trang địa phương - Mỹ Dung - 21:55, 02/01/2025
Tối 1/1, Lễ công bố thành lập Tp. Đông Triều và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được địa phương long trọng tổ chức. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Thanh tham dự buổi Lễ.
Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Kon Tum: Hoàn thành công tác tìm kiếm các nạn nhân vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Tin tức - Ngọc Chí - 20:01, 02/01/2025
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, gần 16 giờ, chiều ngày 02/01/2025, các lực lượng chức năng đã tìm thấy đầy đủ thi thể 2 nạn nhân còn lại trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ

Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ

Thời sự - PV - 18:54, 02/01/2025
Sáng 2/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; đại diện lãnh đạo các đơn vị Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước.
Đã tìm thấy 2 nạn nhân mất tích vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Đã tìm thấy 2 nạn nhân mất tích vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1

Thời sự - Ngọc Chí - 14:33, 02/01/2025
Đến 14 giờ ngày 02/01/2025, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, thi thể 2 nạn nhân không còn nguyên vẹn nên quá trình tìm kiếm vẫn đang được tiếp tục.
Có 167 bệnh, nhóm bệnh không cần làm thủ tục chuyển tuyến

Có 167 bệnh, nhóm bệnh không cần làm thủ tục chuyển tuyến

Sức khỏe - Minh Nhật - 11:44, 02/01/2025
Theo Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, có 62 bệnh, nhóm bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu; danh mục 167 bệnh, nhóm bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản sẽ được thông tuyến mà không cần phải làm thủ tục chuyển tuyến.
Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai

Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 31/12/2024, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm Hoa đăng Ninh Kiều. Khám phá “thác nước bảy tầng” Chiềng Khoa. Cuộc sống “Hồi sinh” trên vùng đất bị thiên tai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 08:41, 02/01/2025
Để kịp thời động viên, hỗ trợ đồng bào các dân tộc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, đầm ấm, ngày 01/01/2025, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đến thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc 2 huyện Nậm Pồ và Mường Nhé của tỉnh Điện Biên. Tham gia Đoàn công tác có đại diện Lãnh đạo Vụ Tuyên truyền, UBDT. Về phía tỉnh Điện Biên, có lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh.
Cao Bằng đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025

Cao Bằng đón đoàn khách du lịch đầu tiên trong năm 2025

Du lịch - Minh Nhật - 21:22, 01/01/2025
Sáng 1/1, tại phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức chương trình đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Cao Bằng trong năm 2025.
Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Đắk Lắk đón đoàn du khách đầu tiên đến “xông đất”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:28, 01/01/2025
Ngày 1/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình chào đón vị khách du lịch thứ 1.500.000 và đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025.
Hội An (Quảng Nam) đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Hội An (Quảng Nam) đón đoàn khách Ý “xông đất” năm 2025

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 14:37, 01/01/2025
Ngày đầu năm mới 2025, TP. Hội An tổ chức đón đoàn khách nước Ý "xông đất" Đô thị cổ Hội An năm 2025 tại Chùa Cầu. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đến dự và tặng quà chúc mừng đoàn khách.
Thế giới hân hoan chào đón năm mới

Thế giới hân hoan chào đón năm mới

Tin tức - Anh Trúc - 14:30, 01/01/2025
Các thành phố lớn trên khắp thế giới đang tràn ngập trong bầu không khí rộn ràng chào đón năm mới 2025, với những hy vọng về năm mới tươi sáng hơn sau năm cũ đầy biến động.