Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Cho Ví, Giặm quê mình cất cánh bay xa"

Thanh Nguyễn - 11:41, 26/10/2022

Dẫu được diễn xướng trong môi trường nào thì những lời ca mộc mạc, thân tình, nhuốm đầy phương ngữ của dân ca Ví, Giặm vẫn là cốt cách, tâm tình của người Nghệ Tĩnh. Có lẽ vì thế mà tự bao giờ, loại hình nghệ thuật dân gian ấy đã trở thành bản sắc vùng miền mà như ai đó đã nói: Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm. Và cũng bởi Ví, Giặm nghĩa tình nên sức sống mới bền vững với thời gian đến vậy.

Biểu diễn hát Ví, Giặm bên bờ sông Lam.
Biểu diễn hát Ví, Giặm bên bờ sông Lam

Ví, Giặm có từ thuở nào?

Người viết đã đi tìm câu trả lời suốt một quãng thời gian dài nhưng không sao cắt nghĩa được. Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều thống nhất rằng, dân ca Ví, Giặm có nguồn gốc từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp Nhân dân nên rất khó xác định thời gian.

Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; có chung đặc tính địa phương về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba hình thức: Hát lẻ, hát đối và hát cuộc.

Không như một số loại hình dân ca khác gắn chặt với một không gian, thời điểm diễn xướng, nhất là với các lễ hội. Riêng Ví, Giặm Nghệ Tĩnh lại không chịu sự ràng buộc ấy. Thế nên, trên đồng ruộng, giữa lúc nông vụ tất bật; hay lên rừng đốn củi, đốt than; cũng có khi xuôi dòng Lam, dòng La rồi để mặc mái chèo buông... mà ngân nga câu hò, điệu Ví.

Với người Nghệ Tĩnh, hát dân ca Ví, Giặm không chỉ gắn với không gian và môi trường lao động sản xuất, hát còn mang tính du hý vào những dịp hội hè, lễ tết nên tính giao duyên, tính tự tình, tính tự sự, tính tâm linh, tính giáo huấn, tính hành nghề… rất rõ nét.

Cũng bởi thế nên, từ một hình thức văn nghệ dân gian của người dân lao động, cùng với sự đẽo gọt, tu chỉnh của nhiều thế hệ nghệ nhân theo dòng thời gian, sự tham gia trau chuốt của các nho gia, danh sĩ…, dân ca Ví, Giặm ngày càng được hoàn thiện, có bố cục chặt chẽ, câu từ tinh tế, vần điệu chắt lọc để trở thành một loại hình văn nghệ hấp dẫn có giá trị nghệ thuật cao. Ra đời từ lao động, sản xuất; gắn chặt với cuộc sống thường ngày nên, dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống, thấm sâu vào máu thịt… mà trở nên bền vững với thời gian.

 Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2014.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2014

Những người “giữ lửa”

Ngược triền đê Lam Giang, thoảng trong gió nhẹ là câu hò, điệu Ví văng vẳng giữa mênh mang sóng nước. Tôi đã bao lần tần ngần rồi như con thuyền chòng chành giữa miền xúc cảm dân ca như vậy. Ví, Giặm xứ Nghệ được thống kê, có đến chừng 15 điệu ví, 8 điệu giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp. Và những làn điệu ấy, mới nghe tên thôi đã xao xuyến, bồi hồi: “Giận mà thương”, “Tình sâu nghĩa nặng”, “Em giữ lời nguyền”, “Bướm say hoa,” “Chồng chềnh”…

Tôi đã đi trọn nhiều vùng quê ở Nghệ Tĩnh, chợt nhận ra rằng, gần như nơi nào cũng có câu lạc bộ (CLB) dân ca Ví, Giặm. Họ là những người yêu, say, mê dân ca Ví, Giặm mà tự tìm đến nhau để giao lời, để thỏa nỗi khát khao được hát, được đắm say trong những câu Ví, điệu hò ân tình.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Tĩnh thì, toàn tỉnh đã có chừng 160 CLB dân ca Ví, Giặm. Nhiều huyện như Thạch Hà, Nghi Xuân, thành phố Hà Tĩnh đã có 100% xã, phường có CLB. Còn tại Nghệ An, cũng đã có chừng 100 CLB hoạt động. Nhiều CLB tại các địa phương như Hồng Sơn, Ngọc Sơn, Hoàng Trù, Nghi Trung, Phúc Thành… đã trở thành nòng cốt trong các hoạt động nghệ thuật quần chúng.

NSND Trịnh Thị Hồng Lựu, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An tâm sự: Yêu và thích dân ca Ví, Giặm nên tôi đã cùng những người có chung niềm đam mê tìm nhiều cách để bảo vệ, duy trì và phát triển di sản quý giá mà cha ông xưa để lại như: thành lập CLB, tổ chức dạy và hát dân ca, giao lưu với tỉnh bạn…

Trong những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu; tuyên truyền, quảng bá, xuất bản; vinh danh nghệ nhân, hỗ trợ thành lập các CLB dân ca; tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, trại sáng tác; thí điểm đưa dân ca vào trường học và dạy đàn, hát dân ca trên các phương tiện truyền thông.

Bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực từ hình thức sân khấu hóa, những năm gần đây, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh còn được tiếp thêm sức sống thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, dạy hát dân ca trên truyền hình và trong các nhà trường. Các Sở VHTT&DL đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện chương trình đưa dân ca vào trường học, với giáo trình cụ thể dạy hát dân ca, trong đó tập trung vào dân ca Ví, Giặm gắn với việc biên soạn các làn điệu dân ca có tính phổ biến phù hợp với đối tượng trong nhà trường…

Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh chia sẻ: Các tiết ngoại khóa, các hội thi, hội diễn ở nhà trường đã đưa dân ca Ví, Giặm vào thành một nội dung bắt buộc. Chúng tôi thấy học sinh rất hào hứng với loại hình nghệ thuật dân gian này. Đó là tín hiệu tốt để dân ca Ví, Giặm được bảo tồn và phát triển tốt hơn.

Dẫu rằng, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca Ví, Giặm còn ít; các hoạt động bảo tồn chưa thực sự có định hướng dài hơi và chưa có chiều sâu; còn nhiều lúng túng trong giải quyết vấn đề giữa bảo tồn và phát huy... nhưng rõ ràng là Ví, Giặm đang ngày càng gắn bó trực tiếp với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người Nghệ Tĩnh, tạo nên sức sống và sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Dân ca Ví, Giặm đã sánh ngang với Đờn ca tài tử, Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, hát Xoan, Quan họ Bắc Ninh. Có lẽ thế mà “non nước Lam Hồng” với cái nôi dân ca Ví, Giặm đã là trung tâm kết nối của con đường di sản quốc gia.

Từ loại hình nghệ thuật dân gian, từ sự thủy chung “gừng cay muối mặn”, chắc chắn quê hương Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ lại gọi thêm nhiều bạn nữa về thăm “cho Ví, Giặm quê mình cất cánh bay xa”...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 6 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 6 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 7 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thời sự - PV - 19:56, 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17:21, 17/05/2025
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thời sự - Hoàng Quý - 17:19, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.