Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Men say câu lượn hà lều

Thanh Thắng - 19:23, 23/02/2022

Trong kho tàng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc. Trong vô vàn các làn điệu dân ca làm say đắm lòng người phải kể đến hà lều - một hình thức hát giao duyên mang đậm bản sắc của người Tày - Nùng.

Hát hà lều là nhịp cầu se duyên đôi lứa tại các hội xuân
Hát hà lều là nhịp cầu se duyên đôi lứa tại các hội xuân

Hà lều có những nét rất gần gũi với quan họ Bắc Ninh. Hà lều thường được cất lên trong các cuộc vui, nhưng được hát phổ biến nhất là vào tháng Giêng, tháng Hai - mùa của hát hội và cũng là mùa của nam thanh nữ tú hoa lòng thắm đỏ, muốn được tỏ tình, trao duyên.

Nhà văn Chu Sĩ Liên, người con của đất mía Quảng Hòa (Cao Bằng) chia sẻ: “Có thể tự hào rằng, quê tôi là một trong những cái nôi của hà lều. Từ thửa tóc còn để chỏm, ngày ngày ngồi trên lưng trâu và “bước ngã bước trơn” trên con đường làng tới trường cấp I Cách Linh, tôi đã được nghe giai điệu hà lều ngọt ngào, da diết của các anh, các chị quê tôi. Họ lượn trong những phút nhàn tản, chuyện trò bên chén trà, chén rượu, hoặc lượn trong giờ giải lao của buổi gặt mùa, thu đỗ tương để xua tan cái mệt nhọc và cũng là để bày tỏ niềm vui của dân làng trước mùa màng bội thu. Thậm chí đang một mình lên nương, lên rẫy hoặc vào rừng hái củi, họ cũng ì ì … à lều … à đới để đỡ phút quạnh hiu, vắng vẻ. Và dường như khi ấy, núi rừng cũng xào xạc lá, lay động sẻ chia…”

Được cùng nhà văn Chu Sĩ Liên về thăm quê cũ, chứng kiến tận mắt, nghe tận tai những câu hát hà lều mượt mà, thắm cảm, mới hay, mới tỏ nét đẹp của ngôn ngữ vùng cao, ngôn ngữ ý nhị, kín đáo của lớp lớp người Tày, Nùng bồi đắp qua bao thế hệ. Chúng tôi được trò chuyện cùng các nghệ nhân Nông Văn Huyên, Hoàng Văn Dương, Đàm Thị Rằn... ở xóm Tà Lạn (xã Hồng Đại, huyện Quảng Hòa), các nghệ nhân chia sẻ, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đến nay hà lều vẫn là một làn điệu dân ca trữ tình được yêu thích của người Tày-Nùng ở Cao Bằng. Người ta hát hà lều vào lúc đi chợ phiên hay trai gái gặp nhau để tỏ tình, cũng có khi hát trong buổi cất nhà mới hoặc trong đám cưới, hát trong tiệc rượu. Âm điệu của hà lều da diết, quyến luyến đến nao lòng. Ai đã bước vào cuộc hát thì không thể dứt ra, ai đã ngồi nghe thì không thể rời đi. Người hát càng lâu càng ngọt giọng, người nghe càng lâu càng bùi tai. Dường như cả rừng núi, đất trời cũng say theo tiếng hát.

Cuộc hát Hà Lều của các nghệ nhân người Tày Cao Bằng
Cuộc hát hà lều của các nghệ nhân người Tày Cao Bằng

Trong ngày hội mùa xuân khi hát hà lều, bên nam bên nữ tự chọn chỗ thích hợp để đứng hát. Hai bên chọn chỗ đứng không được gần nhau quá mà cũng không xa nhau quá bởi đứng gần sẽ không nghe được độ vang ngân của giọng, còn đứng xa quá sẽ không bắt được nhịp hát của nhau. Nơi đứng hát lý tưởng nhất là dưới một bóng cây hay bên một tảng đá để cho bên kia khi thấy khi không. Trong lúc hát cũng có khi bên nam hay bên nữ cần chuyển bè, chuyển giọng mà bảo nhau để bên kia không nghe được tiếng. Bởi có những lúc đang lượn vui thì bất chợt người con gái lại chuyển sang lượn thách đố hoặc người con trai lượn tỏ tình thì người con gái lượn trêu rồi châm chọc.

Bà Đàm Thị Rằn hồi tưởng lại những ngày xưa cũ, cách đây hơn 40 năm, khi các ông bà vẫn còn đương sức trẻ, những chuyến đi chợ xa đều là những ngày hội hà lều. Trai gái mến nhau không cần cần đến hội đông người, chỉ lặng lẽ chờ ở ven đường, gặp người vừa ý thì buông câu hát gọi, ướm thử lòng bạn, bạn ưng sẽ hát đáp. Cứ như vậy, từng đôi, từng cặp hình thành hội hát, hát mê mải để thử lòng, thử tài đối phương. Qua câu hát hà lều, tâm tình, tâm tính con người đều bộc lộ ra. Nhiều cặp đôi ưng nhau, hợp ý nên vợ nên chồng từ các cuộc hát đối hà lều.

Buổi sinh hoạt thường kỳ của những người yêu thích hà lều
Buổi sinh hoạt thường kỳ của những người yêu thích hà lều

Đối với hà lều, mới nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng hát để được nhiều người khen hay thì không dễ chút nào. Cái khó của hát hà lều chính là người có giọng hát đẹp, mê hồn nhưng cũng phải là người ứng tác giỏi. Chất liệu từ câu hát không chỉ lưu trong sách, trong lời truyền dạy mà còn được chắt lọc từ cuộc sống hàng ngày, từ chính hoàn cảnh cụ thể mà thi tài ứng đối. Đây chính là một nét đặc thù của hà lều so với nhiều làn điệu dân ca khác.

Một đặc điểm nữa, lượn hà lều thường sử dụng câu thơ song thất, âm tiết thứ năm của câu thứ hai được gieo vần vào âm tiết cuối của câu đầu. Chính cách gieo vần đó tạo nên đặc trưng của hà lều là hát song ca mà tạo hai bè cao thấp trong câu hát, song vẫn bảo đảm ăn nhập với nhau, hòa quyện, nhuần nhuyễn như cùng diễn tả cái tâm đắc từ nơi sâu thẳm của tâm hồn. Cái tinh túy, chắt lọc làm mê hồn người nghe của hà lều chính là lối nói tượng trưng, ví von bằng hình ảnh. Hà lều như sợi chỉ kết nối giữa thế hệ này qua thế hệ khác, là sợi tơ hồng se duyên, đồng thời cũng là mạch nguồn liên kết những tâm hồn đồng điệu, cùng đắm say điệu hát giao duyên.

Đến với Cao Bằng, về với những lễ hội xuân ngày nay, trong các phiên chợ xuân vùng cao biên giới, trai gái Tày - Nùng vẫn mang bên mình điệu hát hà lều để hòa mình vào điệu hát giao duyên. Dẫu chỉ trong ngày xuân thắm, nhưng với chất ngọt trong câu hát, hà lều vẫn mãi là làn điệu dân ca kết nối văn hóa người bản địa, gắn kết cộng đồng, để ai một lần đến với lễ hội xuân, được nghe một lần câu lượn hà lều, khi về lòng sẽ lưu luyến mãi không thôi. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.