Tin tức -
Ngọc Thu -
23:08, 06/07/2024 Trong 2 ngày 4 - 5/7, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh Gia Lai, Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II năm 2024.
Với những đứa trẻ người Tà Ôi, khúc hát ru không thể thiếu được trên cánh võng, bên vành nôi đong đưa, trên đôi tay hay sau lưng mẹ. Những khúc hát ru không chỉ phong phú về nội dung, chan chứa nhiều sắc thái biểu cảm mà còn gửi gắm sự kỳ vọng của cả dòng tộc, buôn làng vào những đứa trẻ.
Là một người con dân tộc Tày, dù đã ở tuổi xế chiều, nghệ nhân Nguyễn Thị Điềm (sinh năm 1963) ở Thái Nguyên vẫn luôn đau đáu trước thực trạng các điệu hát ru truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một. Hiện nay, bà cùng một số nghệ nhân khác là thành viên trong Mạng lưới Tiên phong Việt Nam, đã cùng nhau sưu tầm, ghi chép lại những làn điệu hát ru, với mong muốn nét đẹp văn hóa tinh thần của cha ông được kết tinh bao đời sẽ mãi được ngân vang.
Hát ru là một loại hình văn hóa có giá trị đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam. Những lời ru dìu dặt không chỉ nhẹ nhàng đưa con trẻ vào giấc ngủ, mà còn là chìa khóa mở cửa, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. Giữa nhịp sống hối hả hôm nay, những lời hát ru, những tiếng ầu ơ bên cánh võng, vành nôi dường như đang dần đi vào quên lãng…
Xã hội -
Nguyễn Thế Lượng -
13:28, 12/03/2021 Trong hành trình mưu sinh đầy gian khó trên miền núi rừng hùng vĩ, đồng bào Thái ở vùng cao Tây Bắc đã sáng tác ra những câu hát ru mang đậm tính nhân văn để hát ru con. Mỗi lời ru đều chất chứa bao tâm tư tình cảm và những triết lý giáo dục với mong muốn con trẻ lớn lên sẽ trở thành người tốt của gia đình và xã hội.
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hát ru là thể loại dân ca của người Raglai, thể hiện những giá trị tinh thần và bản sắc dân tộc. Các làn điệu hát ru của người Raglai không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu đời mà còn chan chứa tình cảm yêu thương và rất đỗi thiêng liêng của người mẹ dành cho con thuở ấu thơ. Tuy nhiên, do người Raglai không có chữ viết, nên những bài hát ru chỉ được lưu truyền qua phương thức truyền miệng. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, hát ru của người Raglai đang có nguy cơ dần bị mai một, lãng quên.
Dân ca của người M’nông ở Đắk Nông (còn gọi là Nau M’pring), là hình thức diễn xướng dân gian (không có nhạc đệm) được người M’nông sáng tác, sản sinh từ lao động sản xuất, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được cộng đồng coi là tài sản chung của tộc người.
Ở tuổi 74, bà Đỗ Thị Hảo, thôn Tây An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn thường hát ru những khúc ca về Hoàng Sa, Trường Sa… như nỗi nhớ về những đội hùng binh Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa ra đi khẳng định chủ quyền biển đảo. Bà là “pho sử thi sống” cuối cùng ở Lý Sơn qua những câu hát ru.