Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần bảo tồn lưu giữ điệu hát ru dân tộc Raglai

PV - 12:08, 12/08/2020

Hát ru là thể loại dân ca của người Raglai, thể hiện những giá trị tinh thần và bản sắc dân tộc. Các làn điệu hát ru của người Raglai không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu đời mà còn chan chứa tình cảm yêu thương và rất đỗi thiêng liêng của người mẹ dành cho con thuở ấu thơ. Tuy nhiên, do người Raglai không có chữ viết, nên những bài hát ru chỉ được lưu truyền qua phương thức truyền miệng. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, hát ru của người Raglai đang có nguy cơ dần bị mai một, lãng quên.


Lời ru góp phần nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn trẻ thơ, giữ gìn nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào Raglai.
Lời ru góp phần nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn trẻ thơ, giữ gìn nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào Raglai.

Cũng như các làn điệu hát ru của các dân tộc anh em sinh sống trên dãy Nam Trường Sơn, các bài hát ru của người Raglai phản ánh cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của cư dân bản địa gắn bó với thiên nhiên, núi rừng, dạy con biết yêu núi rừng, yêu thôn xóm, yêu thương những người thân, ruột thịt, biết tránh cái ác, làm việc thiện. Nội dung các bài hát ru cũng kể về nỗi vất vả của cha, của mẹ và hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Những tâm tư, tình cảm đó cứ êm đềm, mượt mà và trong veo như dòng suối, nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ, để mai này lớn lên, con sẽ mang đậm tâm hồn và bản sắc của dân tộc mình.

Các bà mẹ Raglai thường ẵm con trên tay hoặc địu trên lưng để hát ru con ngủ khi lên rẫy. Âm điệu của các bài hát ru lấy chất liệu từ dân ca Raglai làm nền tảng nên rất gần gũi với âm điệu, ngôn ngữ nói của người Raglai. Mặt khác, hát ru chủ yếu dành cho trẻ em nên cách hát đơn giản, mộc mạc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Nội dung trong lời ru thường được người mẹ lấy từ những đồ vật, cây cối, con vật xung quanh để đứa trẻ cảm nhận được cuộc sống hàng ngày. Lời ru hòa với nhịp bước đi của mẹ để đưa đứa trẻ chìm vào giấc ngủ yên lành; những làn điệu chứa chan cảm xúc không bao giờ xưa cũ: “Ời ời ngủ đi con/Để cha lên rừng bắt thịt/ Để mẹ xuống suối bắt cá/đem về nấu cho bé mẹ ăn/ ời ời ời ngủ đi con”.

Hát ru của người Raglai có phần đặc biệt hơn, bởi người Raglai rất ít nói, ít biểu lộ tình cảm qua lời nói mà chỉ bày tỏ lòng mình qua âm nhạc; bởi vậy, qua các bài hát ru, có thể nhận thấy một phần “hồn” Raglai trong đó. Các bài hát ru Raglai không chỉ bộc lộ tình cảm yêu thương tha thiết với con, em mình, mà đôi lúc còn là hát cho chính mình, hoặc gửi gắm cho ai đó. Đặc biệt, người Raglai còn có 2 bài hát ru khá độc đáo mà các tộc người khác không có, đó là Hát ru bắp và Hát ru lúa. Người Raglai xem bắp như con trai và lúa là con gái. Con gái là lúa bao giờ cũng quý hơn con trai bắp. Trong lời hát ru, lúa và bắp được thay thế bằng con trai, con gái: “Ơi mẹ ru con gái/ Ơi lúa, ơi con gái, con của mẹ đẹp thay/ Đến với mẹ ơi con gái/ Con ơi con gái con của mẹ/ con đã chịu đau đớn/ Con chịu đứng dưới nước, trên rẫy, ơi con gái/ Con đã chịu khổ để nuôi cha nuôi mẹ, nuôi anh em. (Hát ru lúa). Đây là những bài hát ru được cất lên vào dịp lễ ăn đầu lúa mới là một trong những lễ hội lớn nhất của người Raglai. Trong buổi lễ, thầy cúng sẽ cất giọng hát ru hồn bắp, hồn lúa, mong lúa bắp về đậu trong mọi nhà, mong thần lúa sẽ phù hộ bà con làm ăn được mùa, no đủ.

Hát ru là một bộ phận quan trọng trong các thể loại dân ca của người Raglai. Cùng với các thể loại dân ca khác, hát ru thể hiện những giá trị tinh thần thuộc về bản sắc dân tộc Raglai. Tập tục, thói quen sinh hoạt, đạo đức, lòng tin, tình yêu, khát vọng, tinh thần nhân văn và cả vũ trụ quan, thế giới quan đều hàm chứa trong đó.

Do người Raglai không có chữ viết, nên những bài hát ru chỉ được lưu truyền qua phương thức duy nhất là truyền miệng, vì vậy, sẽ dễ mất đi khi những người già “khuất núi”. Làm thế nào để những người mẹ Raglai trẻ biết hát ru, truyền cho con những giá trị văn hóa dân gian ngay từ thủa ấu thơ là vấn đề đặt ra hiện nay. Những lời ru cần được cất lên và duy trì để nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn con trẻ lớn lên đầy ắp ước mơ và khát vọng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để Bảo vật quốc gia phát huy giá trị xứng tầm

Để Bảo vật quốc gia phát huy giá trị xứng tầm

Mỗi Bảo vật quốc gia kết tinh trong đó là câu chuyện về về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước có từ hằng trăm năm, thậm chí hằng ngàn năm. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 265 bảo vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học ở lĩnh vực, nhiều Bảo vật quốc gia chưa được bảo tồn, phát huy giá trị thực có một cách xứng tầm...
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 5 giờ trước
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 8 giờ trước
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 9 giờ trước
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 10 giờ trước
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 10 giờ trước
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 11 giờ trước
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.