Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang bị nhạc cụ mã la cho các buôn làng Raglai ở Khánh Hòa: Một cách để “giữ hồn” dân tộc

PV - 11:50, 12/11/2018

Mã la là một nhạc cụ truyền thống, gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Raglai. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, loại nhạc cụ này bị thất lạc, còn lại rất ít và tiếng mã la chỉ còn trong ký ức người già. Nhưng, từ những nỗ lực của tỉnh Khánh Hòa với việc trang bị nhạc cụ mã la phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống, đã góp phần níu giữ những âm thanh trầm hùng trong mỗi bản làng Raglai.

Raglai Lớp trẻ dân tộc Raglai đã được học để biết đánh mã la.

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Phước Liên, người có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá dân tộc Raglai, dàn mã la càng cổ xưa, âm sắc càng vang đẹp, sức mạnh của thần càng lớn. Vì vậy, với người Raglai, dàn mã la không chỉ biểu thị cho sự giàu có mà còn biểu thị sự giúp đỡ, bảo vệ của thần linh đối với gia đình người sở hữu.

Dàn mã la của người Raglai được diễn tấu theo hình thức tập thể. Mỗi nghệ nhân đảm trách một mặt mã la cùng hoà với nhau để thành một điệu và mỗi điệu lại được dành riêng cho một cuộc lễ: Lễ cưới đánh điệu ru-wơ; Lễ ăn đầu lúa mới chơi điệu ato-pa-krúc, điệu sa-va-lu-ơ; Lễ bỏ mả phải đánh điệu tu-ma-ya… Có cả các điệu chơi theo tiếng chim rừng, chơi theo tiếng gà rừng gáy, chơi theo tiếng chim cu…

Khi diễn tấu, bao giờ các nghệ nhân cũng đi vòng tròn theo chiều ngược vòng kim đồng hồ. Các điệu mã la là hình thức dâng cúng thần linh, ông bà chứ khổng phải là âm nhạc của đời thường. Chính vì vậy, khi cần sử dụng mã la, người ta phải làm lễ cúng Yang (Trời) và các nghệ nhân luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bài bản diễn tấu trong từng cuộc lễ.

“Ngày nay, những quy định truyền thống đã được nới rộng, các nghệ nhân có thể sử dụng mã la để phục vụ cho những cuộc hội hè và cả biểu diễn trên sân khấu. Nhưng về cơ bản, mã la vẫn luôn được người Raglai giữ gìn nghiêm ngặt. Hồn của mã la bao giờ cũng gắn liền với một không gian văn hoá cụ thể”, ông Liên cho biết thêm.

Raglai Mã la được xem là tài sản quý trong mỗi gia đình người Raglai.

Trước nguy cơ mai một văn hóa truyền thống, từ năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt 85 thôn, tổ dân phố được trang bị nhạc cụ mã la để phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai. Mới đây, Hội đồng nghiệm thu của Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa gồm các nhạc sĩ, nghệ nhân ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã nghiệm thu 23 bộ mã la để bàn giao cho 23 thôn, tổ dân phố ở Khánh Sơn và Khánh Vĩnh quản lý, sử dụng.

Như vậy, qua 5 đợt nghiệm thu và bàn giao, đã có 81/85 thôn, tổ dân phố được trang bị nhạc cụ mã la phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai, trong đó, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn đã cấp hoàn thành theo chỉ tiêu phê duyệt. Năm 2019, sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho 4 thôn, tổ dân phố còn lại ở huyện Khánh Vĩnh.

Tuy là một tài sản quý, nhưng người Raglai không tự làm ra mà phải mua của người Kinh, hoặc từ Lào, Campuchia rồi về chỉnh âm cho phù hợp với tai nghe của dân tộc mình mới đưa vào sử dụng. Do đó, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa đã liên hệ với nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Tiến ở huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) để chế tác những bộ mã la.

Mỗi bộ mã la được trang bị cho các địa phương gồm có 7 chiếc. Nhìn chung, các bộ mã la này đều có chất lượng tốt. Sau khi được chỉnh âm cho phù hợp và bàn giao cho các địa phương đều được người dân sử dụng một cách thuận lợi.

Qua tìm hiểu ở một số địa phương đã được trang bị mã la, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người dân, cũng như trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc sử dụng, phát huy giá trị của những bộ nhạc cụ đó. “Ở mỗi làng, khi nhận được mã la về đều tổ chức lễ cúng mừng rất trang trọng. Sau đó, dân làng thống nhất để mã la ở nhà của Người có uy tín trong làng. Hội đồng làng tổ chức mời nghệ nhân biết đánh mã la đến truyền dạy cho những người được chọn vào đội mã la. Không khí các bản làng vào tối cuối tuần hoặc đêm sáng trăng đã bắt đầu rộn tiếng tập luyện mã la”, nghệ nhân Tro Xuân Hội, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn cho biết.

Theo ông Tạ Quốc Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn, sau khi hai thôn Apa 2 và Tà Giang 1 của xã đã được trang bị mã la đã góp phần thúc đẩy sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở thôn có những bước chuyển đáng kể. Đặc biệt, các hội đồng làng đã tự đứng ra vận động thanh niên tham gia các đội văn nghệ, trong đó có đội mã la và lên kế hoạch tập luyện cụ thể. Những đội văn nghệ, đội mã la này là nòng cốt cho các buổi sinh hoạt tại địa phương vào những dịp lễ, Tết. Đồng thời; đại diện cho xã tham gia các hội thi văn nghệ ở huyện.

"Ở mỗi làng, khi nhận được mã la về đều tổ chức lễ cúng mừng rất trang trọng. Sau đó, dân làng thống nhất để mã la ở nhà của Người có uy tín trong làng. Hội đồng làng tổ chức mời nghệ nhân biết đánh mã la đến truyền dạy cho những người được chọn vào đội mã la. Không khí các bản làng vào tối cuối tuần hoặc đêm sáng trăng đã bắt đầu rộn tiếng tập luyện mã la” (Nghệ nhân Tro Xuân Hội, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn).

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 5 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 5 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 5 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.