Kinh tế -
Hà Thanh Tú -
02:48, 28/10/2023 Thôn văn hoá Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là thôn triệu phú của đồng bào dân tộc Raglai. Đây là thôn điển hình về xây dựng đời sống mới trong cộng đồng dân tộc thiểu số của tỉnh BìnhThuận.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 2493 về việc phê duyệt đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa (DSVH) truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
Từ cao nguyên Đà Lạt, tôi hạ sơn, vượt rừng đến với vùng sâu chiến khu Anh Dũng xưa. Dừng chân tại palay (làng) của người Raglai ở vùng đất Ma Nới, Ninh Sơn (Ninh Thuận) khi không gian sơn cước đã sẫm màn sương chiều.
Ngày xưa, những chiếc nỏ được đồng bào dân tộc Raglai dùng để tham gia chống giặc ngoại xâm, nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Còn ngày nay, nỏ vẫn được dùng để bảo vệ mùa màng và phục vụ trong các sự kiện văn hóa-thể thao. Năm tháng đi qua, ở chốn thâm sơn Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) người ta vẫn hồi kể những câu chuyện đầy thi vị về những chiếc nỏ...
Mã la là một nhạc cụ truyền thống, gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Raglai. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, loại nhạc cụ này bị thất lạc, còn lại rất ít và tiếng mã la chỉ còn trong ký ức người già. Nhưng, từ những nỗ lực của tỉnh Khánh Hòa với việc trang bị nhạc cụ mã la phục vụ sinh hoạt văn hóa truyền thống, đã góp phần níu giữ những âm thanh trầm hùng trong mỗi bản làng Raglai.
Trải qua bao thăng trầm, tiếng sáo, điệu múa truyền thống của cộng đồng người Raglai ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…đi vào cuộc sống như người bạn tinh thần với mỗi người. Từ buôn làng, tiếng sáo, điệu múa ấy còn ngân xa hơn đến nhiều vùng đất trong và ngoài nước như sự chuyển tải khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ của cộng đồng người Raglai vậy.
Tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo Biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi gặp chị Mẫu Thị Bích Phanh trình bày với lãnh đạo tỉnh về quy ước và cách đọc từ vựng tiếng Raglai được la-tinh hóa và đọc mẫu một số bài tập đọc. Chị Phanh đã dành gần trọn cuộc đời mình tâm huyết với việc giữ gìn tiếng nói của đồng bào dân tộc Raglai địa phương.
“Trong cuộc đời làm công tác văn hóa, hạnh phúc nhất đối với tôi là được đóng góp một phần công sức nhỏ bé giúp đồng bào Raglai khôi phục, bảo tồn một số di sản văn hóa truyền thống đã bị mai một”.