Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người làng Leng giữ gìn văn hóa cồng chiêng

PV - 15:22, 05/07/2021

Để giữ gìn cồng chiêng, người làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã thành lập rất nhiều đội chiêng lớn, nhỏ. Đặc biệt, ở làng Leng, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng biết đánh chiêng, làm nên nét độc đáo trong cách bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà không phải nơi nào cũng có được.

Cùng với đàn ông trong làng, phụ nữ làng Leng đã mang tới một làn gió mới cho văn hóa cồng chiêng của người Ba Na vùng Đông Trường Sơn. Ảnh: Thùy Dung
Cùng với đàn ông trong làng, phụ nữ làng Leng đã mang tới một làn gió mới cho văn hóa cồng chiêng của người Ba Na vùng Đông Trường Sơn. Ảnh: Thùy Dung

Người làng Leng không biết cồng chiêng có từ bao giờ, họ chỉ biết nó được truyền lại từ đời này sang đời khác. Trong những ngày lễ hội của buôn làng, cồng chiêng đóng vai trò rất quan trọng. Nó gắn kết con người với thế giới tâm linh. Nó thay cho tiếng nói của con người để cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ. Đồng thời, cồng chiêng còn là sự gắn kết cộng đồng làng, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.

Có thời gian cồng chiêng của làng Leng bị mất dần. Một phần vì sau chiến tranh mà lưu lạc, phần vì lo lắng “cơm áo gạo tiền” mà người dân phải bán dần đi. Người biết đánh chiêng trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay, hầu hết đã đi về với thế giới của tổ tiên. Sau này, nhờ sự vận động của Đinh Plih - một thanh niên bén duyên với cồng chiêng từ nhỏ và nhận thấy cồng chiêng đang dần mai một, anh đã đứng lên nhờ già làng và người uy tín trong làng kêu gọi dân làng góp sức giữ gìn cồng chiêng.

“Văn hóa mà cha ông để lại đó là cội nguồn, là hồn thiêng của dân tộc. Khoảng năm 2000, mình cảm nhận được cồng chiêng đứng trước nguy cơ mai một. Những người trẻ biết đánh chiêng thì ít, chủ yếu là người già. Nhiều đêm trăn trở, mình dặn lòng phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn để kêu gọi người làng giữ gìn văn hóa cồng chiêng, với mong muốn góp sức để bảo tồn văn hóa dân tộc. Cũng từ đây, văn hóa cồng chiêng, múa xoang bắt đầu được khôi phục. Đồng thời, mình cũng vận động dân làng giữ gìn chiêng trong nhà, không nên bán để lưu giữ chiêng cổ” - Đinh Plih cho biết.

Từ khi Plih đứng lên kêu gọi dân làng cùng nhau góp sức vực lại văn hóa cồng chiêng, người làng ai nấy đều ủng hộ. Khi mặt trời xuống núi, họ gác lại chuyện nương rẫy rồi về nhà rông cùng nhau tập luyện. Trẻ con lên 5 tuổi cho đến thanh, thiếu niên, đàn ông và đặc biệt là phụ nữ của làng đã được các già làng, người có uy tín vun vén cho tình yêu với âm nhạc cồng chiêng. Hiện nay, làng Leng có 73 hộ (chủ yếu là người Ba Na) nhưng có tới 3 đội chiêng chính: Đội chiêng nam, đội chiêng nữ và đội chiêng nhí.

Dẫn chúng tôi đi thăm nhà rông làng, chị Đinh Thị Byer, Đội trưởng đội chiêng nữ làng Leng hào hứng khoe với chúng tôi: “Cồng chiêng được để ở nhà rông làng. Khi có sự kiện, lễ hội hay được mời đi lưu diễn thì người làng sẽ tập trung về đây để tập luyện. Ngày trước, chị em phụ nữ chỉ múa xoang thôi, nhưng thấy đàn ông đánh chiêng, chị em ai cũng thích. Năm 2015, Đinh Plih và những người đàn ông thành thạo chiêng trong làng đã đứng lên thành lập đội chiêng nữ để chị em thỏa niềm đam mê”.

“Được sự ủng hộ của làng, đội chiêng nữ đã ra đời với đông đảo chị em gồm nhiều độ tuổi. Mỗi tối, cứ đúng 7 giờ, chúng tôi lại có mặt ở nhà rông để tập luyện. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của những người đánh chiêng điệu nghệ như Đinh Jram, Đinh Yep, Đinh Plih,... mà chị em đã thuần thục hết các bài chiêng truyền thống. Đội chiêng nữ cũng chăm chỉ luyện tập nên thường xuyên được mời đi lưu diễn ở các sự kiện, giao lưu văn hóa cồng chiêng trong tỉnh” - chị Byer cho biết thêm.

Cứ thế, khi mùa Ning nơng về, khắp làng lại rộn vang tiếng chiêng. Người làng chìm trong những hoan ca, bên ánh lửa bập bùng và những điệu xoang uyển chuyển của những cô gái Tây Nguyên. Đặc biệt hơn, họ còn cùng nhau thể hiện những điệu nghệ, những cách biến tấu trong âm nhạc cồng chiêng rồi cùng nhau chìm trong men say rượu cần.

Sau những giờ lên nương, đội chiêng nữ làng Leng lại tập trung về nhà Rông làng để tập đánh chiêng. Ảnh: Thùy Dung
Sau những giờ lên nương, đội chiêng nữ làng Leng lại tập trung về nhà Rông làng để tập đánh chiêng. Ảnh: Thùy Dung

Bà Đinh Thị Khop, một trong những thành viên tích cực của đội chiêng nữ, bộc bạch: “Đối với người Ba Na, cồng chiêng gắn bó với cuộc đời mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với tổ tiên, ông bà. Cồng chiêng còn giúp người làng thắt chặt tình đoàn kết, xua tan đi những mệt mỏi sau một ngày lao động. Cũng như đàn ông, phụ nữ làng mình cũng muốn góp sức để giữ gìn văn hóa truyền thống mà cha ông để lại. Khi phụ nữ biết đánh chiêng cũng là đỡ một phần công việc cho đàn ông trong làng khi có những ngày hội kéo dài”.

Ông Trần Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Tơ Tung cho biết: “Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, người dân làng Leng cũng giữ gìn rất tốt bản sắc văn hóa truyền thống. Hầu hết người làng Leng ai cũng biết đánh chiêng, múa xoang. Để giúp người dân giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc của mình, chính quyền địa phương đã thường xuyên quan tâm, vận động, tuyên truyền bà con duy trì và bảo tồn văn hóa truyền thống. Đồng thời, xã cũng hỗ trợ kinh phí để giúp bà con có thêm động lực và thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc”.

Anh Đinh Plih cho biết thêm: “Cồng chiêng là nét đẹp văn hóa vô cùng độc đáo trong đời sống người dân Tây Nguyên. Nó giống như phần hồn của làng, ai đi đâu cũng phải nhớ về. Hiện nay, làng Leng có 8-10 nghệ nhân thuộc các lĩnh vực như đan lát, dệt thổ cẩm, dân ca, dân vũ, cồng chiêng, thường xuyên được mời ra Hà Nội tham gia biểu diễn ở Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.