Sắc màu 54 -
Tiêu Dao - Lê Ngọc -
16:17, 19/07/2021 Cô gái xinh đẹp Phạm Thị Y Hòa (24 tuổi, hướng dẫn viên của Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ cũng là người Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) hồ hởi kể về những đổi thay của làng mình: “Con gái dân tộc Hrê trong làng nổi tiếng vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Không chỉ biết dệt vải, mà giờ còn biết làm du lịch nữa”.
Xinh như đóa hoa rừng với nụ cười rạng rỡ, Phạm Thị Y Hòa (30 tuổi), người H’rê ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn rất e lệ khi kể chuyện về mình. Nhưng đi vào mạch chuyện thổ cẩm, Y Hòa như bừng dậy niềm khao khát, đam mê...
Mặc dù chịu nhiều tác động không nhỏ từ quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên cùng địa bàn sinh sống nhưng bao thế hệ người Hrê sinh ra và lớn lên ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn luôn ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Để giữ gìn cồng chiêng, người làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã thành lập rất nhiều đội chiêng lớn, nhỏ. Đặc biệt, ở làng Leng, không chỉ đàn ông mà phụ nữ cũng biết đánh chiêng, làm nên nét độc đáo trong cách bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà không phải nơi nào cũng có được.
Từ xưa, người phụ nữ Hrê ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đều biết dệt thổ cẩm và độ tinh xảo của những sản phẩm làm ra là “tiêu chuẩn” để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ đã dệt nên những tấm thổ cẩm với sắc màu sặc sỡ, nhiều họa tiết cầu kỳ và gìn giữ nó theo năm tháng.