Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa cồng chiêng ở miền Tây xứ Nghệ

Thanh Hải - 19:47, 07/12/2020

Bao đời nay, đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ luôn xem cồng chiêng là báu vật, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây " thanh âm huyền bí" trong các nghi lễ, lễ hội...

Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An biểu diễn cồng chiêng (ảnh TL)
Đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An biểu diễn cồng chiêng (ảnh TL)

Thanh âm huyền bí

Đối với đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ, một đời người, từ lúc sinh ra cho đến khi giã biệt cõi trần, âm vang của cồng chiêng là thứ không thể thiếu và không bao giờ được thiếu. Tiếng cồng chiêng có mặt  ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới... 

Tôi đã đi qua nhiều bản, nhiều mường miền Tây xứ Nghệ, tận mắt chứng kiến nhiều lễ hội của đồng bào các DTTS và nhận thấy rằng, âm thanh cồng chiêng luôn là thứ được cất lên đầu tiên của mỗi nghi lễ. Ở đó, cồng chiêng là sợi dây thanh âm huyền bí, kết nối cõi trần với thần linh, kết nối hữu hình với vô hình. Đồng bào các DTTS nơi miền Tây xứ Nghệ còn xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói mang tâm tư, tình cảm của mình...

“Nếu người Mông thường dùng cồng chiêng trong nghi lễ cúng tế trang nghiêm, thì người Thái, người Khơ Mú lại dùng cồng chiêng trong ngày hội, ngày tết với ý nghĩa vui vẻ, phấn khởi. Do đó, nhạc cụ cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các DTTS ở miền Tây Nghệ An”, Trưởng phòng Dân tộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) Cụt Thị Hợi cho biết.

Khi tiếng chiêng, tiếng cồng ngân vang giữa thung sâu của đại ngàn, cũng là thời khắc báo hiệu một sự kiện trọng đại đang diễn ra mà con người chính là chủ thể. Theo quan niệm của đồng bào các DTTS ở Nghệ An, vạn vật đều có linh hồn, những thầy cúng, thầy mo cho rằng, chỉ có thanh âm của cồng chiêng mới có thể kết nối các linh hồn, vạn vật với nhau.

Sự hiện diện của văn hóa cồng chiêng không chỉ trong ngôi nhà sàn, bên cạnh cầu thang, bên bếp lửa, mà còn xuất hiện khắp mọi “ngõ ngách” của đời sống hàng ngày. Âm thanh ấy là tiếng nói cộng cảm, là ước mơ, khát vọng, là niềm vui, nỗi buồn và thông điệp trao gửi giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng với thế giới thần linh, với môi trường sinh thái. Văn hóa cồng chiêng không chỉ có giá trị âm nhạc, lịch sử, nghệ thuật biểu diễn… mà còn có giá trị về tâm linh, trở thành chất xúc tác không thể thiếu đối với đời sống tinh thần cộng đồng các dân tộc tại địa phương.

Bên ánh lửa bập bùng và bên những chóe rượu cần đã mở sẵn, tiếng ngân vang của cồng chiêng như dẫn lối mỗi người đến với tận cùng của giá trị văn hóa truyền thống. Thanh âm ấy, nói như những già làng, trưởng bản, “cồng chiêng càng to thì tiếng càng trầm và càng nhỏ thì tiếng càng thanh cao” đầy mê hoặc và quyến rũ…

Vậy nhưng, khi đi qua nhiều bản, nhiều mường thì thấy rằng, cồng chiêng chủ yếu do những người cao tuổi sử dụng. Và khi lớp người cao tuổi ấy không còn đủ sức để gìn giữ, thì vật thiêng ấy sẽ đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. Như ông Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong (Nghệ An) Vi Văn Cường từng ngậm ngùi chia sẻ: Cụ Lô Cù Chính ở bản Cắm có bộ cồng chiêng rất quý, truyền từ đời trước để lại. Nhưng sau khi cụ Chính mất, con cháu đã bán bộ cồng chiêng sang huyện khác”...

Cụ ông Mạc Văn Nguyến, bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) nâng niu bảo vật cồng chiêng của tổ tiên.
Cụ ông Mạc Văn Nguyến, bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) nâng niu bảo vật cồng chiêng của tổ tiên.

Quyết tâm gìn giữ bảo vật

Khi nhận ra nguy cơ thất truyền vật thiêng của bản, của mường, không ai khác, chính lớp người già lại là những người trăn trở, nặng lòng gìn giữ cồng chiêng như chính con ruột của mình.

Cụ Mạc Văn Nguyến bao năm nay đang giữ gìn bộ chiêng của bản Chắn, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương. Trước đây, đời cụ, đời ông, đời cha của cụ Nguyến nghèo lắm. Con đông, gia cảnh khó khăn nên các thế hệ cha ông phải quần quật từ mờ sáng tới tận tối mịt vẫn chẳng đủ ăn. Ấy thế mà chẳng ai nỡ bán đổi bộ cồng chiêng có giá trị bằng nhiều con trâu để lấy miếng ăn, đắp đổi qua ngày. Bên chiếc chiêng đồng đã ngả sang màu xanh sẫm, nhuốm bụi thời gian, cụ Nguyến tự hào: "Nó đã được truyền qua năm đời người rồi đấy. Gia bảo của nhà ta đấy".

Hết lật chiếc này, rồi mân mê cái kia, có lẽ cụ Nguyến đang hồi tưởng về những tháng ngày mà trước kia, cha ông của cụ cũng đã từng trân quý những cồng chiêng như báu vật. Cụ Nguyến kể rằng, bộ cồng chiêng ấy được ông nội đổi bằng bốn con bò rất to; đã từng được đánh cho trưởng bản, chúa mường nghe trong mỗi dịp hội bản, lễ mường.

“Nhiều người ở xa đánh tiếng hỏi mua bằng nhiều tiền nhưng ta không bán đâu. Đời con, đời cháu của ta cũng sẽ không bán đâu”, cụ Nguyến khẳng định chắc nịch.

Thế hệ trẻ dân tộc Thổ, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đánh cồng (Ảnh N.A)
Thế hệ trẻ dân tộc Thổ, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đánh cồng (Ảnh N.A)

Trò chuyện cùng chúng tôi, lãnh đạo huyện Tương Dương (Nghệ An) "khoe" rằng, toàn huyện đang có hơn 40 bộ cồng chiêng ở các bản làng đang được các già làng, trưởng bản lưu giữ. Trưởng phòng Văn hóa thông tin (VHTT) huyện Tương Dương - Lô Thanh Long bấm ngón tay đếm: "Những bản làng gìn giữ cồng chiêng rất tốt như bản Chắn và bản Phòng, xã Thạch Giám; bản Cành Khỉn và bản Cọc, xã Yên Hòa; bản Cáp Chạng, xã Yên Tĩnh… Chúng tôi rất mừng vì hồn cốt của dân tộc vẫn đang được các thế hệ nâng niu, trân quý".

Còn tại huyện Con Cuông, ông Lê Thanh Đô, Trưởng phòng VHTT cung cấp một thông tin khiến chúng ta phải cùng chung  vui: Huyện đang có 29 bộ cồng chiêng sử dụng tại 29 CLB dân ca dân tộc Thái. Rất nhiều bộ cồng chiêng trong số này đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Không thể để cồng chiêng xa rời cuộc sống hàng ngày, không thể để hồn cốt văn hóa này bị thất truyền, nhiều địa phương nơi miền Tây xứ Nghệ cũng đã có cách gìn giữ rất hay. Ngoài việc đưa nội dung bảo tồn gìn giữ cồng chiêng cụ thể hóa bằng Nghị quyết, thì việc đưa nội dung này vào thang tiêu chí để chấm điểm đánh giá làng bản văn hóa, câu lạc bộ dân ca dân vũ… đang rất được mọi người đồng tình, ủng hộ.

Xuôi dòng Lam giang, đồng bào Thái, Thổ ở các bản làng của huyện Con Cuông cũng đang gìn giữ nhiều bộ cồng chiêng quý hiếm. Cũng chẳng ai khác, những người cao tuổi, uy tín, già làng, trưởng bản đã nối tiếp nhau truyền qua bao thế hệ để cồng chiêng mãi mãi trường tồn trong đời sống văn hóa, tâm linh…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Tin nổi bật trang chủ
Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tin tức - Hương Trà - 18:16, 26/10/2024
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Cảng Hàng không quốc tế: Đà Nẵng, Phú Bài; Cảng hàng không: Đồng Hới, Chu Lai; Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Thừa Thiên Huế: Lợi ích

Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Kinh tế - Phạm Tiến - 18:16, 26/10/2024
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc, hai huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì chợ phiên vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi đồng bào trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn là điểm nhấn trong phát triển du lịch của địa phương.
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Phóng sự - An Yên - 18:11, 26/10/2024
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Tin tức - Tạ Tùng - 17:22, 26/10/2024
31 công dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh vừa được chính quyền xã trao quyết định công nhận là thành viên chính thức của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn xã.
Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 16:55, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, Đài Phát thanh- Truyền hình Ninh Thuận phối hợp Nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Huệ.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Chương trình 1719 - Minh Thu - 16:53, 26/10/2024
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.
Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:13, 26/10/2024
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.
Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Tin tức - Hương Trà - 15:48, 26/10/2024
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.
Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 14:39, 26/10/2024
Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thời sự - PV - 13:03, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.