Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo chợ phiên Mường Chon

An Yên - 15:17, 24/11/2020

Chợ phiên Mường Chon mỗi tháng họp một lần. Đến chợ, bà con các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Đan Lai (nhóm địa phương của dân tộc Thổ)… nơi miền Tây xứ Nghệ không chỉ trao đổi hàng hóa, mà còn giao lưu, gắn kết, chia sẻ những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Chợ phiên Mường Chon vừa được UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) khai mạc vào sáng 22/11 tại xã Bình Chuẩn.

Lễ cắt băng khai mạc phiên chợ
Lễ cắt băng khai mạc phiên chợ

Bình Chuẩn là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Con Cuông, giáp ranh các huyện Tương Dương và Quỳ Hợp. Việc tổ chức khai mạc chợ phiên Mường Chon, được kì vọng sẽ là hoạt động nhằm khôi phục những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, đồng thời quảng bá giới thiệu các sản phẩm nổi tiếng của người dân miền Trà Lân (tên phủ xưa) và các vùng lân cận.

Những sản vật được bày bán tại chợ
Những sản vật được bày bán tại chợ

Tham gia chợ phiên lần thứ nhất có 40 gian hàng của các hộ kinh doanh và các xã trên địa bàn huyện và gần 2.000 du khách thập phương đến tham quan, mua bán sản vật địa phương. Phiên chợ đã giới thiệu đến du khách nhiều sản phẩm của người dân địa phương, 

Nổi bật nhất phiên chợ là không gian bày bán những mặt hàng thổ cẩm của đồng bào Thái; những sản phẩm ẩm thực như moọc, cải muối ống nứa, nậm pịa, lợn bản hấp lá chuối...  và rất nhiều mặt hàng nông sản khác do chính người dân làm ra. 

Việc mở chợ phiên Mường Chon đã góp phần làm sống dậy những nét sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Thái, Khơ Mú… ở huyện vùng cao này.

Du khách được đắm mình trong những hoạt động văn hóa của đồng bào Thái huyện Con Cuông
Du khách được đắm mình trong những hoạt động văn hóa của đồng bào Thái huyện Con Cuông

Điểm đặc biệt, là phiên chợ đã thực sự trở thành nơi giao lưu, tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó của các dân tộc, gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đến du khách trong và ngoài tỉnh khi đến với mảnh đất Bình Chuẩn.

Thưởng chức nước chè đâm
Thưởng chức nước chè đâm

Chợ phiên Mường Chon khai trương được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tốt chức năng là nơi tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và cung ứng hàng hóa của Nhân dân 3 huyện Con Cuông, Quỳ Hợp và Tương Dương.

Phiên chợ còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân trong vùng
Phiên chợ còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân trong vùng

Đến với chợ phiên, du khách không chỉ được tham quan, mua sắm những sản phẩm do chính những người dân nơi đây sản xuất, mà còn được thưởng thức những nét văn hóa độc đáo được lưu giữ từ ngàn đời nay của đồng bào người Thái, được cùng tham gia các trò chơi dân gian như: chơi mặng, chọi gụ, đu xít...

Không chỉ có chơ phiên, đến với Mường Chon, du khách còn được hòa mình với dòng suối trong lành, bên cạnh những cánh đồng lúa vàng ruộm, những guồng nước ngày đêm cõng nước về ruộng. Và hấp dẫn hơn, du khách có thể đến tham quan hang Thẳm Tông để nghe núi rừng thì thào về một mối tình đẹp và trắc trở đã đi vào truyền thuyết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Những nghệ nhân dân gian tâm huyết với di sản then (Bài 1)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để gìn giữ và trao truyền: Những nghệ nhân dân gian tâm huyết với di sản then (Bài 1)

Đối với người Tày, Nùng, Thái, điệu hát Then là một tài sản vô giá, như một báu vật mà các bậc tiền nhân đã trao truyền lại cho con cháu. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây chính là niềm tự hào, là thương hiệu quốc gia mà cả thế giới dành cho những di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Làm du lịch, dịch vụ không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS đã biết tận dụng thế mạnh từ mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến các buôn làng. Đặc biệt, nhiều thanh niên DTTS khai thác thế mạnh từ sản phẩm nông nghiệp, văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các dân tộc để khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được ưu tiên giải quyết để phát triển bền vững.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) , các thôn, bản đã được đầu tư thiết chế văn hóa, khôi phục, thành lập các câu lạc bộ dân ca dân vũ, hỗ trợ chính sách cho các nghệ nhân để bảo tồn văn hóa phi vật thể…Qua đó, giúp đồng bào nhất là ở các bản du lịch cộng đồng thêm nguồn lực đẩy để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

LTS: Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Media - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 8 giờ trước
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.