Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục truyền thống giàu cá tính của người Giẻ Triêng

Nguyệt Anh (T/h) - 11:20, 04/07/2021

Dân tộc Giẻ Triêng có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân khu vực Bắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Đặc biệt, trang phục của người dân tộc Giẻ Triêng thể hiện cá tính riêng trong phong cách tạo hình và cách ăn vận.

Phụ nữ Giẻ Triêng mặc váy thổ cẩm, quấn thêm một chiếc áo choàng bên ngoài
Phụ nữ Giẻ Triêng mặc váy thổ cẩm, quấn thêm một chiếc áo choàng bên ngoài (Ảnh tư liệu)

Dân tộc Giẻ Triêng cư trú chủ yếu ở 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Tại Kon Tum có nhóm địa phương là Gié và Triêng. Còn tại các huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, người Giẻ Triêng có các nhóm T’riêng, Ve, Bnoong.

Trang phục truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng lên sàn diễn
Trang phục của dân tộc Giẻ Triêng lên sàn diễn

Từ xa xưa, người Giẻ Triêng tranh thủ lúc nông nhàn để tự dệt vải. Khung cửi dệt vải của người Giẻ Triêng khá thô sơ, chỉ dệt được vải khổ hẹp. Đồng bào thường trồng bông vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10. Bông sau khi thu hoạch về, được phơi khô bật tơi, sau đó xe thành sợi rồi đem nhuộm trước khi dệt thành sản phẩm quần áo. Dưới bàn tay khéo léo, các cô gái Giẻ Triêng đã tạo nên những bộ trang phục truyền thống và tấm choàng với hoa văn và màu sắc đầy cá tính.

Phụ nữ Giẻ Triêng ở Kon Tum mặc trang phục truyền thống trong nghi lễ gùi củi hứa hôn
Phụ nữ Giẻ Triêng ở Kon Tum mặc trang phục truyền thống trong nghi lễ gùi củi hứa hôn (Ảnh Tư liệu)

Y phục truyền thống của người Giẻ Triêng có váy, áo, xà cạp, áo choàng dành cho phụ nữ và khố, áo khoác, khăn, mũ, dành cho đàn ông.

Váy được tạo nên từ 2 tấm vải bông, khâu ghép theo chiều rộng rồi khâu nối thành hình ống. Nền váy màu chàm đen, với các hoa văn trang trí kết hợp giữa màu đỏ và màu trắng. Váy dùng trong lễ hội thường có trang trí hoa văn đẹp. Khi mặc, phụ nữ Giẻ Triêng thường quấn váy cao ngang nách, che kín bộ ngực. Nét độc đáo nhất trong trang phục truyền thống của đồng bào Giẻ Triêng là cả nam lẫn nữ đều sử dụng tấm áo khoác, một loại hình trang phục choàng quấn mang dấu ấn cổ xưa.

Xà cạp giúp tăng thêm vẻ đẹp nữ tính của bộ trang phục truyền thống của người Giẻ Triêng (nhóm địa phương Bh’noong ở Quảng Nam)
Xà cạp giúp tăng thêm vẻ đẹp nữ tính của bộ trang phục truyền thống của người Giẻ Triêng (nhóm địa phương Bh’noong ở Quảng Nam)- Ảnh NVS

Đặc biệt, người Bhnoong (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng ở Phước Sơn) là tộc người sử dụng xà cạp duy nhất ở vùng núi Trường Sơn. Mép xà cạp được gấp và khâu viền cho sợi vải khỏi xổ ra, phía dưới cổ chân còn đeo thêm vòng cườm ngũ sắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì nó vừa giữ ấm cơ thể, vừa chống côn trùng cắn. Xà cạp quấn chân làm cho thân hình phụ nữ trở nên gọn gàng, kín đáo. Trong lễ hội, các cô gái Bhnoong không quên trưng diện chiếc xà cạp để làm đẹp thêm bộ trang phục truyền thống đặc trưng của dân tộc mình. Người Giẻ Triêng đeo trang sức như vòng cổ, hoa tai, vòng tay, vòng chân…

Đồng bào Giẻ Triêng (nhóm Bhnoong ở Quảng Nam) thường đeo nhiều trang sức khi tham gia lễ hội
Đồng bào Giẻ Triêng (nhóm Bhnoong ở Quảng Nam) thường đeo nhiều trang sức khi tham gia lễ hội

Phụ nữ Giẻ Triêng thường để tóc dài, quấn sau gáy và làm đẹp bằng nhiều loại trang sức như vòng bạc, đồng, chuỗi cườm, đeo cổ tay, chân và tai. Đối với tầng lớp phụ nữ khá giả thường đeo hoa tai bằng ngà voi. Vòng ống tay là loại trang sức có giá trị nhất của đồng bào. Loại vòng này là đồ trang sức của các phụ nữ cao tuổi ở các gia đình khá giả. Họ thường đeo vòng ở cánh tay trái, khi đi dự lễ hội đâm trâu.

Già làng dân tộc Giẻ Triêng có rất nhiều đồ trang sức
Già làng dân tộc Giẻ Triêng thường có nhiều bộ trang sức để đeo khi thực hiện các nghi lễ văn hóa

Theo truyền thống, nam giới người Giẻ Triêng để tóc ngắn và đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu, có xâu lỗ tai, đeo hoa tai bằng gỗ quý, bằng tre ngà hoặc bằng ngà voi. Nam giới người Giẻ Triêng còn xăm mình với những đường nét hoa văn hình học khá đơn giản.

Trong các dịp lễ tết, đàn ông Giẻ Triêng mặc thêm các tấm choàng rộng màu chàm có các mầu sắc trang trí phủ kín thân.
Trong các dịp lễ tết, đàn ông Giẻ Triêng khoác thêm tấm choàng rộng phủ kín thân.

Về trang phục, đàn ông Giẻ Triêng mặc khố, ở trần, trời lạnh thì mặc thêm tấm áo, khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Khố của người Giẻ Triêng là loại khố hẹp, dài, không có tua. Thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Đặc biệt, nam giới người Giẻ Triêng cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài giống như chuỗi hạt vòng. Trong các dịp lễ tết, đàn ông Giẻ Triêng mang thêm các tấm choàng rộng màu chàm có các mầu sắc trang trí phủ kín thân.

Riêng trẻ dưới 4 tuổi, bé trai người Giẻ Triêng thường đeo đôi lắc bằng bạc có quả chuông nhỏ, ở hai cổ chân.

Trước đây, mỗi sản phẩm trang phục do chính người Giẻ Triêng làm ra chủ yếu chỉ để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của họ. Dần dần, các sản phẩm trang phục cũng đã được họ dùng để trao đổi hàng hóa.

Trang phục truyền thống của người Giẻ Triêng 4
Đồng bào Giẻ Triêng vui hội (Ảnh TL)

Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế cũng như hội nhậptrong cuộc sống, đã ảnh hưởng tới trang phục truyền thống của đồng bào GiẻTriêng, đặc biệt là trang phục của người Việt (dân tộc Kinh) đã thâm nhập đến tậncác làng bản xa xôi của người Giẻ Triêng. Chính vì vậy, trong sinh hoạt đời thường,người Giẻ Triêng ăn mặc đơn giản, nhưng trong các dịp lễ hội quan trọng, đồngbào vẫn mặc những bộ trang phục cổ truyền dân tộc của mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 3 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 3 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 8 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.