Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Biến di sản văn hóa thành tài sản

Biến di sản văn hóa thành tài sản

Tự hào truyền thống - Hồng Phúc - 07:35, 20/02/2021
Ngày nay, trong đời sống xã hội, văn hóa phi vật thể ngày càng được xem là yếu tố sống còn, làm thăng hoa các di sản, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển văn hóa bền vững. Từ việc khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch, góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống của đồng bào vùng DTTS. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác những di sản thời đại 4.0 cũng đặt ra không ít thách thức...
Điện Biên: Dừng tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2021

Điện Biên: Dừng tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2021

Tự hào truyền thống - T.Hợp - 09:51, 19/02/2021
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND tỉnh Điện Biên quyết định không tổ chức Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Lễ hội Hoa Ban không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Di sản Then trong đời sống cộng đồng

Di sản Then trong đời sống cộng đồng

Tự hào truyền thống - Lý Viết Trường - 07:15, 18/02/2021
Hơn một năm, sau khi thực hành Then được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (19/12/2019), các cơ quan chuyên môn, các tỉnh có Then… đang tiếp tục chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng nhiều hành động thiết thực, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái và phát triển những tri thức về phong tục tốt đẹp nói chung, và Then nói riêng.
Thổ cẩm trong đời sống thời trang hiện đại

Thổ cẩm trong đời sống thời trang hiện đại

Tự hào truyền thống - Ngọc Ánh - 14:09, 17/02/2021
Trong đời sống thời trang hiện đại hôm nay, đã có nhiều nhà thiết kế ứng dụng chất liệu vải thổ cẩm vào thiết kế thời trang may mặc cao cấp, tạo ra những bộ sưu tập áo dài, váy dạ hội, váy áo tân thời vô cùng bắt mắt, ấn tượng. Chất liệu vải thổ cẩm được nhiều nhà thiết kế yêu thích, quan tâm, tuy nhiên, ứng dụng vào thiết kế thời trang cao cấp lại không dễ dàng bởi những tính chất đặc trưng của nó.
“Mường Trời” - Điện Biên

“Mường Trời” - Điện Biên

Tự hào truyền thống - Nam Hương - 09:37, 17/02/2021
Những bản làng khang trang, khí hậu trong lành, người dân thân thiện, thiên nhiên hùng vĩ… như lời mời không thể khước từ với du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến trải nghiệm, khám phá vùng đất lịch sử, văn hóa ở xứ “Mường Trời” - Điện Biên.
Âm điệu Yang Bay

Âm điệu Yang Bay

Tự hào truyền thống - Bá Nha – Lê Phương - 10:47, 16/02/2021
Ai đã một lần đến Công viên Du lịch Yang Bay, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), chắc hẳn không quên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, nghe dư âm huyền tích dòng thác Yang Bay, đặc biệt là âm điệu hòa tấu từ các nhạc cụ dân tộc độc đáo, mang đậm bản sắc của người Raglay…
Những nghệ nhân giữ cho nhịp trống paranưng rộn ràng

Những nghệ nhân giữ cho nhịp trống paranưng rộn ràng

Tự hào truyền thống - Ngọc Sơn - 17:09, 15/02/2021
Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, trống paranưng là một trong 3 loại nhạc cụ truyền thống (kèn saranai, trống paranưng và trống ghinăng) không thể thiếu được. Đặc biệt âm thanh rộn ràng của trống paranưng trở thành “nhạc cụ thiêng” trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Chăm trong các ngày lễ hội, hay đón mừng Xuân mới...
Lễ Kỳ Yên của người Nam Bộ

Lễ Kỳ Yên của người Nam Bộ

Tự hào truyền thống - Lê Vũ - 14:22, 15/02/2021
Hằng năm, từ giữa tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, hầu hết các đình, miếu tại các tỉnh Nam Bộ đều diễn ra Lễ Kỳ Yên. Đây không chỉ là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân giàu nước mạnh, mà còn là một ngày hội tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ từ bao đời nay.
Ngọt ngào điệu lượn slương

Ngọt ngào điệu lượn slương

Tự hào truyền thống - Minh Thu - 07:07, 15/02/2021
“Từ thuở còn trẻ, tôi đã được mẹ và các cụ trong bản dạy hát lượn slương. Điệu lượn ngọt ngào, yêu thương đó đã đi theo tôi suốt những năm tháng cuộc đời cho đến tận bây giờ…”, nghệ nhân Đinh Thị Đà, ở xóm Nà Pá, xã Đức Xuân, huyện Thạch An (Cao Bằng), mở đầu câu chuyện với chúng tôi về điệu lượn slương của dân tộc Tày.
Đôi nhẫn bạc trong nghi lễ đời người

Đôi nhẫn bạc trong nghi lễ đời người

Tự hào truyền thống - Uông Thái Biểu - 16:10, 14/02/2021
Đối với những cô gái, chàng trai trẻ dân tộc Chu Ru sinh sống trong các plêi (làng) dọc triền thung lũng phì nhiêu bên dòng Đa Nhim, khi được sở hữu chiếc nhẫn bạc, họ coi đó không chỉ là đồ trang sức, là của hồi môn quý giá mà còn là một tín vật thiêng liêng trong hôn ước của ngày đôi lứa nên duyên cầm sắt. Khi trai gái trao nhau chiếc nhẫn srí, sră được chạm khắc tinh vi bằng bạc, không bao giờ họ nghĩ đến một ngày chia xa…
Huyền bí những chiếc cầu thang nhà dài của người Ê Đê

Huyền bí những chiếc cầu thang nhà dài của người Ê Đê

Tự hào truyền thống - Lê Hường-H’Xíu - 09:00, 14/02/2021
Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ hiện còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc, trong đó có người Ê Đê. Một trong những nét văn hóa đặc sắc phải kể đến là kiến trúc nhà dài, ở đó chứa đựng một sự huyền bí, ý nghĩa sâu sắc về chiếc cầu thang được điêu khắc họa tiết “đôi bầu vú”, “vầng trăng khuyết”.
Ngọn lửa trong nhà Nghệ nhân A Thui

Ngọn lửa trong nhà Nghệ nhân A Thui

Tự hào truyền thống - Thùy Dung - 20:57, 13/02/2021
Nghệ nhân Ưu tú A Thui nói rằng, bao năm qua, vợ chồng ông được nuôi dưỡng từ tiếng chiêng, điệu xoang uyển chuyển và hương men rượu cần nồng nàn của lũ làng; bên mái nhà rông ở thôn Kon Trang Long Loi. Vì vậy, văn hóa người Rơ Ngao (nhánh dân tộc Ba Na ) đã hòa vào dòng máu, chảy trong huyết quản; để văn hóa Rơ Ngao bị mai một đi là có tội với làng…
Quảng bá văn hóa Việt thời Covid-19

Quảng bá văn hóa Việt thời Covid-19

Tự hào truyền thống - Hồng Minh - 15:45, 13/02/2021
Năm 2020 qua đi, với nhiều biến cố dịch bệnh, thiên tai lớn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã khiến chúng ta nhìn lại mọi việc và thay đổi thói quen. Văn hóa nghệ thuật cũng không ngoại lệ. Việc “xuất khẩu”, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, theo cách truyền thống đã không còn phù hợp. Thay vào đó, các chương trình văn hóa nghệ thuật trực tuyến, quảng bá qua mạng xã hội... đang là lựa chọn tối ưu nhất được khai thác.
Đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn

Đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn

Tự hào truyền thống - Minh Ngọc - 17:12, 12/02/2021
Hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không chỉ là một nét văn hóa truyền thống được duy trì hơn 300 năm nay, mà còn mang ý nghĩa tri ân tổ tiên, các thế hệ có công khai khẩn, mở mang và bảo vệ hòn đảo tiền tiêu này; khẳng định niềm tin của người dân với cuộc sống hôm nay…
Những lễ thức ngày Tết gắn với đồng bào ở Mường Lò

Những lễ thức ngày Tết gắn với đồng bào ở Mường Lò

Tự hào truyền thống - Hoàng Nguyễn Hoàng - 07:29, 12/02/2021
“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói từ ngàn xưa giới thiệu về bốn Mường lớn ở vùng Tây Bắc. Lớn nhất là Mường Thanh (Điện Biên), Thứ nhì Mường Lò (Nghĩa Lộ , Yên Bái), thứ ba Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La), thứ tư Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Đây được coi là 4 vựa lúa của Tây Bắc.
Almabtrieb Lễ hội lùa bò xuống núi

Almabtrieb Lễ hội lùa bò xuống núi

Tự hào truyền thống - Chu Mạnh Cường - 15:00, 11/02/2021
Hằng năm ở vùng núi Alps, gồm các nước như Áo, Đức và Thụy Sĩ…, đều có một lễ hội rất tưng bừng, đón chào những chú bò từ trên núi cao trở về với thung lũng, với mái nhà thân yêu - nơi chúng đã từng ra đi.
Ngày Xuân nói về mỹ tục ở xứ Tuyên

Ngày Xuân nói về mỹ tục ở xứ Tuyên

Tự hào truyền thống - Giang Lam - 14:00, 11/02/2021
Theo dòng chảy thời gian và sự phát triển của xã hội, trong các gia đình người Tày, Dao, Nùng, Mông, Cao Lan… ở Tuyên Quang có sự giao thoa về văn hóa hiện đại. Tuy nhiên, đồng bào nơi đây vẫn luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, mỹ tục tốt đẹp của dân tộc mình…
Nhớ mùa hoa cực Bắc

Nhớ mùa hoa cực Bắc

Tự hào truyền thống - Lê Na - 23:26, 10/02/2021
Ai đã lên Hà Giang khi sang Xuân, dù chỉ một lần, cũng không thể quên màu hoa nơi cực Bắc.
Biểu tượng sừng trâu trên nóc nhà làng của người Tà Riềng

Biểu tượng sừng trâu trên nóc nhà làng của người Tà Riềng

Tự hào truyền thống - Sơn Gia Phúc - 11:35, 10/02/2021
Tại huyện vùng cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, người Tà Riềng (thuộc nhóm dân tộc Gié Triêng) quần cư xung quanh ngôi nhà làng truyền thống. Đồng bào Tà Riềng xem nhà làng là biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân gian và tâm thức của cộng đồng dân tộc mình. Vì vậy, việc trang trí tàcoi kapiêu (sừng trâu) trên nóc nhà làng, không chỉ làm đẹp mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Homestay-Hội nhập để phát triển

Homestay-Hội nhập để phát triển

Tự hào truyền thống - Hồng Minh - 10:20, 10/02/2021
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang là loại hình du lịch phát triển nhanh chóng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để các làng du lịch cộng đồng vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động, sáng tạo của người trong cuộc…