Đến Tây Bắc để thưởng thức hoa ban nở ngọt ngào, dịu dàng trong tiết trời se lạnh vùng biên giới. Thưởng hoa ban bằng thị giác, thính giác, xúc giác, và cả vị giác với món gỏi nộm hoa ban ngon, lạ, tuyệt. Trong bập bùng chếnh choáng, điệu khắp cất vang sườn núi, vọng sườn đồi, réo rắt gọi mời trọn vòng xòe ngây ngất…
Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.
Lễ dâng Y Kathina (dâng y cà sa), là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng, thể hiện đậm nét văn hóa truyền thống, mang dấu ấn tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Khmer. Trong đó, áo cà sa là vật phẩm không thể thiếu trong Lễ dâng y.
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Những cành đào bung nở khắp núi rừng, những đứa trẻ tung tăng trong bộ quần áo mới, đồng bào vùng cao gùi hàng xuống chợ… đã trở nên quen thuộc, gần gũi với người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Tuy nhiên, những hình ảnh về cảnh vật, con người vùng cao ấy luôn mới mẻ và sinh động sau mỗi khoảnh khắc bấm máy của người nghệ sĩ.
Mới đây (từ ngày 17-19/1/2021), sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí phục dựng lễ hội truyền thống theo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Sa Thầy và Đảng ủy, UBND xã Sa Sơn đã tổ chức phục dựng Lễ cúng nhà rông và Lễ Kâm bul theo đúng nghi thức truyền thống.
Nghi lễ thượng nêu (nghi lễ dựng nêu) trong Hoàng cung đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức tái hiện vào sáng ngày 17/1 (nhằm 23 tháng Chạp), tại Đại Nội Huế, theo phong tục cung đình vào ngày Tết Nguyên đán của triều Nguyễn.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 601/QĐ-BVHTTDL ngày 3/2/2021.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa tổ chức tái hiện sân khấu hóa lễ Nguyên đán trong Hoàng cung dưới triều Nguyễn tại điện Thái Hòa, thu hút đông đảo du khách đến thưởng lãm.
Trong các lễ hội truyền thống từ ngàn xưa đến nay, đồng bào các DTTS ở Quảng Ngãi đều chọn con trâu là vật hiến tế các vị thần linh. Theo quan niệm của đồng bào, trong các con vật dùng để hiến sinh, con trâu hiền lành và mạnh khỏe nhất. Sau khi được hiến tế, trâu sẽ giúp các vị thần linh cai trị muôn loài, phù hộ độ trì cho con người chống chọi với thiên tai và dịch bệnh.
Cùng với tượng gỗ nhà mồ, rối gỗ đã mang đến những nét độc đáo và rất đặc biệt, trong không gian văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Và ở Kon Tum, có một nghệ nhân ngoài tạc tượng còn chế tác những con rối gỗ vô cùng sinh động.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO tại Việt Nam gửi Báo cáo tóm tắt đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” tới Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO để đề nghị xem xét, đưa vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ Di sản thế giới.
Chủ đề của chuỗi hoạt động tháng 2/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) là "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc". Các hoạt động được tổ chức với quy mô phù hợp tình hình dịch Covid-19.
Đêm nhạc hội Nhạc hội Đờn ca tài tử Nam Bộ với chủ đề “Báu vật đất phương Nam” vừa diễn ra tối 30/1, tại khu vực sảnh trước Nhà hát Thành phố (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
“Tôi lớn lên, nghe nói dân tộc mình có chữ viết, nhưng chưa hề được thấy mặt chữ. Cho đến một ngày, cụ Lô Văn Thoại trang trọng cho tôi xem một tờ khế ước cổ và nói: Chữ Thái ta đó! Dù không biết đọc nhưng những dòng chữ ấy cứ lấp lánh, lấp lánh... Và tôi như được nghe lời của tổ tiên tự ngàn xưa, để rồi quyết tâm nghiên cứu và biên soạn tài liệu dạy chữ Thái Lai Pao”. Đó là tâm sự của ông Vi Tân Hợi, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An).
Là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Gắn liền với đó là các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tận dụng tiềm năng, lợi thế này, những năm qua, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư khai thác bản sắc văn hóa để phát triển du lịch, mang lại sức sống mới cho các làng đồng bào DTTS nơi đây…
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS có trên 600.000 người, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa của tỉnh. Những năm qua, bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc là nhiệm vụ được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa chú trọng...
Đón Tết nguyên đán, nhiều chương trình hội Xuân mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống được tổ chức để chào đón Xuân Tân Sửu 2021.
Là một trong chuỗi các hoạt động đón Tết Tân Sửu 2021 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 29/1 đến ngày 1/2 (tức là từ ngày 17-20 tháng Chạp năm Canh Tý).
Gà đất biết gáy, là loại đồ chơi truyền thống vào loại “độc nhất vô nhị” của đồng bào dân tộc Tày. Để làm ra một chú gà đất kêu được như gà thật, nghệ nhân phải trải qua gần chục công đoạn chế tác với cấu tạo âm thanh cực kỳ phức tạp... Hiện, trong cộng đồng người Tày ở khu vực phía Bắc chỉ còn một người duy nhất làm được những đồ chơi độc đáo này, đó là ông Hoàng Chóong ở Xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.