Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2021 với chủ đề “Hòa Bình - Miền sử thi” vừa diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Sự kiện do tỉnh Hòa Bình phối hợp với TP. Hà Nội tổ chức.
Những ngày Xuân, đến các làng Chăm An Giang là một trong những trải nghiệm không thể quên của du khách.
Với tinh thần cố kết cộng đồng và ước muốn sinh viên dân tộc Mông từ mọi miền đến học tập tại Hà Nội có thêm kỹ năng sống, Ban liên lạc sinh viên dân tộc Mông Hà Nội đã ra đời. Từ ngày thành lập, Ban liên lạc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, là ngôi nhà chung kết nối giới trẻ Mông trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Sau khi tổ chức đám cưới, để bày tỏ lòng thành kính, đền đáp công ơn của cha mẹ, gắn kết tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng thời tiễn người con trai về nhà vợ, đồng bào Gia Rai thường tổ chức lễ Joă H’Bâu hay còn gọi Lễ đạp tro.
Cứ mỗi độ Xuân về, đặc biệt là vào dịp Lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng thường không thể thiếu một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đó là múa ky lằn.
Hơn 30 năm xa quê lập nghiệp, đồng bào các dân tộc phía Bắc ở Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên không gian văn hóa Việt Bắc đặc sắc nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Bà Chu Thị Hồng Vân (dân tộc Nùng, SN 1968) ở thôn Hố Cao, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang là nghệ nhân ưu tú duy nhất của tỉnh Bắc Giang trong lĩnh vực thực hành Then. Với vốn Then và đàn tính phong phú, bà không ngừng góp sức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Then trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Nùng trên địa bàn tỉnh.
Nền văn hóa Óc Eo, biểu trưng cho một vương quốc mang tên Phù Nam xưa tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn là điều bí ẩn, kỳ lạ đang được các nhà chuyên môn khám phá, giải mã. Tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có một di tích khảo cổ đã được các nhà khảo cổ khai quật và lên phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích để phát triển du lịch, đó là di tích Bờ Lũy - chùa Lò Gạch.
Ngày 16/1, tại Ngôi nhà di sản (87 phố Mã Mây, Hà Nội), Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài truyền thống Đình làng Việt tổ chức trưng bày, giới thiệu áo dài truyền thống.
Khi Tết đến Xuân về, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam thường tổ chức hội “Tà moòi” (thăm viếng nhau) để tạo sự gắn kết tình cảm giữa hai bên thông gia.
Huyện Hà Quảng có 2 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, với bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo riêng của mỗi dân tộc nên tạo nên những dấu ấn riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân nơi đây. Những năn gần đây, chất lượng cuộc sống của đồng bào ở các xóm bản đang từng bước được nâng lên, đồng bào có thêm điều kiện để bảo tồn phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, với việc hình thành các đội văn nghệ, hát dân ca cấp xóm bản.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa của đồng bào các DTTS nơi đây. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả, đó là đưa văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vào giảng dạy trong các trường học.
Trong xu thế hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh có sự giao thoa, mai một. Nhưng đối với đồng bào Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, lễ cưới truyền thống được duy trì theo đúng bản sắc từ xưa để lại.
Sáng 10/1, tại không gian Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Ngày hội văn hóa “Tết Mông xuống phố” năm 2021. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh dự Ngày hội.
Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đều có một cái tết riêng. Nếu như người Mông vui đón Tết từ những ngày cuối tháng 10 (âm lịch) thì người Khơ Mú lại tổ chức Tết Gơ rơ vào cuối tháng 11 với nhiều nét riêng biệt, độc đáo.
Tháng 6/2020, nghề dệt thổ cẩm ở thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được công nhận Làng nghề thêu dệt thổ cẩm cấp tỉnh. Đây là niềm vui, động lực và tạo điều kiện giúp bà con người Dao nơi đây gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, nâng cao đời sống kinh tế...
Tại vùng đất Lạng Sơn, đồng bào dân tộc Nùng với 3 nhóm địa phương là Inh, Phàn Slình và Cháo sinh sống đan xen cùng với các dân tộc khác. Từ xưa, người Nùng ở Lạng Sơn có tục thờ cúng Mè Nàng chứa đựng nhiều ý nghĩa, biểu tượng văn hóa sâu sắc.
Cư ngụ dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng và phong phú gồm: Không gian văn hóa làng, các phong tục tập quán, múa Tâng tung za zá, kiến trúc Gươl, dệt thổ cẩm…
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là mái ấm dành cho mọi người xây dựng tình yêu thương và hạnh phúc. Ở đó hình ảnh người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt thường ngày. Từ chuyện chăm sóc chu đáo cho những đứa con, chuẩn bị món ăn cho từng bữa cơm, đến chuyện nâng khăn sửa túi cho chồng phải thật lịch thiệp khi bước ra đường hoặc đến cơ quan… Có biết bao là việc từ việc nhỏ đến việc to, nhưng bản chất của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn âm thầm, cần mẫn. Một bản tính hiền hòa, dung dị bao đời nay.
Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch kiểm kê trang phục truyền thống dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2021.