Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đám cưới người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì

PV - 12:26, 13/01/2021

Trong xu thế hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh có sự giao thoa, mai một. Nhưng đối với đồng bào Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, lễ cưới truyền thống được duy trì theo đúng bản sắc từ xưa để lại.

Thầy cúng chủ trì lễ cưới
Thầy cúng chủ trì lễ cưới

Dân tộc Dao, huyện Hoàng Su Phì có Dao đỏ và Dao áo dài. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các xã phía Nam như: Thông Nguyên, Nậm Ty, Hồ Thầu, Bản Luốc... có nét văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc. Một trong những nghi lễ đặc sắc phải kết đến đó là đám cưới của người Dao đỏ. Lễ cưới được diễn ra chủ yếu ở nhà trai, còn nhà gái chỉ được tổ chức một bữa ăn vui vẻ khi đưa cô dâu về nhà chồng. Một trong những điều độc đáo nhất trong lễ cưới của người Dao đỏ là nhà trai không đến đón mà những người đại diện họ nhà gái sẽ đưa cô dâu đến tận nhà chú rể.

Trong đám cưới, cô dâu thường mặc bộ trang phục truyền thống đẹp nhất do chính cô dâu tự may trước khi cưới gồm: Áo có gắn những chùm tua có màu đỏ rực rỡ phía trước và sau cầu vai, yếm có gắn ngôi sao năm cánh (lùi ton) những hạt và mảnh bạc cùng với hoạ tiết bằng chỉ mầu đỏ và trắng; khăn đội đầu cuốn ngoài, guốc mộc, chùm móc chìa khoá và dây sà tích bằng Bạc. Ngoài ra, cô dâu còn có một chiếc ô được phủ một lớp vải màu đỏ phía ngoài, chiếc ô này do một cô gái phù dâu vừa đi vừa che. Chú rể mặc bộ quần áo truyền thống mới may đầu đội mũ nồi màu đen, chân đi guốc mộc (ngày nay chú rể thường đi dép tông hoặc đi dép nhựa...).

Theo phong tục, trên đường đón dâu về, cô dâu được trùm một tấm khăn màu đỏ đen, người phù dâu dùng khăn che mặt cho cô dâu. Đối với đồng bào người Dao, cô dâu không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ cúng tạ tổ tiên. Trước khi đến nhà chú rể, cô dâu phải trải qua nghi lễ giải hạn do nhà trai tổ chức.

Nghi lễ đón dâu, bắt đầu từ cổng vào nhà trai với đoàn nhạc lễ của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm. ẹn trăm năm. Nét đặc biệt trong đám cưới của người Dao là trang phục của cô dâu với chiếc khăn lớn chùm đầu. Mũ áo của cô dâu người Dao đỏ là một tác phẩm độc đáo kết hợp của sắc màu, nó thể hiện sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống… Đoàn rước dâu trở về với đoàn nhạc lễ thổi những bài ca mừng cưới. Đến nhà trai, đoàn rước dâu phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên thì mới được vào nhà. Đến giờ làm lễ, cô dâu đứng trước bàn thờ đợi chú rể được đại diện nhà trai dắt ra với chiếc khăn chùm đầu giống hệt với chiếc khăn của cô dâu. Lúc này thầy cúng, người được xem là chủ lễ trong đám cưới bắt đầu các nghi lễ. Đêm trong lễ cưới, các cô gái, chàng trai đôi bên được dịp trổ tài hát “Páo Dung” (hát dân ca của dân tộc Dao đỏ). Đám cưới người Dao được tổ chức hai ngày hai đêm. Khi đoàn đưa dâu nhà gái về, mỗi người được biếu 1kg thịt lợn và một chai rượu.

Theo tục lệ, cô dâu khi về đến nhà chồng, trong suốt thời gian diễn ra lễ cưới không được đi dép để thể hiện sự kính trọng biết điều với mọi người trong gia đình nhà chồng. Sau đám cưới trong vòng một tháng, cô dâu không được đi về nhà bố mẹ đẻ và những nhà không phải họ hàng thân thiết của nhà chồng. Đặc biệt là kiêng kỵ không đi qua các khe suối. Đồng bào người Dao cho rằng nếu trong tháng đầu cô dâu đi về nhà bố mẹ đẻ hoặc nhà khác không phải họ hàng thân thiết của nhà chồng, vì con gái đó đang thuộc quyền quản lý của ma nhà trai. Đồng thời đi qua các khe suối thì sau này hay đi lại tuỳ tiện để ảnh hưởng đến hôn nhân của họ.

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của người Dao đỏ đã bị mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ lưu truyền để giáo dục cho con cháu đời sau, bởi trong đó chứa đựng nhiều yếu tố về văn hóa và lịch sử. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ tại Trà Vinh

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ tại Trà Vinh

Tối 1/4, tại Trường Đại học Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II, với hơn 500 diễn viên của 13 đơn vị nghệ thuật công lập, xã hội hóa và tư nhân tham dự.
Tin nổi bật trang chủ
Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Tin địa phương - N.Triều - T.Nhân - 16 phút trước
Ngày 2.4, tại TP Tuy Hòa, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, Báo Phú Yên, Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023.
Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2020 đến nay, có 161 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đã có nhiều năm gắn bó “gieo chữ” cho học sinh người DTTS.
Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Trang địa phương - Ngọc Thu - 3 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 493 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023. Trong đó, phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Xã hội - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đầu tư cho huyện Khánh Sơn gần 500 tỷ đồng để đồng tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống người dân.
Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Sáng 2/4, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt, OCOP tại chợ Hàn”.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Phú Yên: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Phú Yên: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Sắc màu 54 - Thành Nhân - 8 giờ trước
Tối 1/4, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2023 với chủ đề “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm Phú Yên 412 năm hình thành và phát triển (1611 - 2023), kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2023); đồng thời là sự kiện giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của tỉnh, quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư, góp phần khôi phục và kích cầu phát triển du lịch cũng như khởi động mùa du lịch Phú Yên năm 2023.

"Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”

Du lịch - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Tối 1/4, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc du lịch với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”. Lễ khai mạc là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động, sự kiện kích cầu, thu hút khách du lịch đến Cô Tô nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
“Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - PV - 9 giờ trước
Từ ngày 1/4/2023 đến 3/5/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu các nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
Công diễn 105 món ăn kèm bánh mì tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam

Công diễn 105 món ăn kèm bánh mì tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam

Ẩm thực - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ của Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ nhất, ban tổ chức đã công diễn 105 món ăn kèm bánh mì để tôn vinh một món ăn đường phố độc đáo của Việt Nam.