Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Dao đỏ may áo cưới

PV - 16:20, 20/08/2020

Ngày cưới là ngày trọng đại của những cô gái người Dao đỏ. Họ thường tự tay may trang phục cưới truyền thống của mình với sự giúp đỡ của chị em họ hàng. Bộ trang phục cưới của cô gái Dao đỏ rất cầu kỳ, được may thêu thủ công nên mất nhiều chi phí và thời gian.

Giúp cô dâu may áo cưới
Giúp cô dâu may áo cưới

Khi đã định ngày cưới, cô dâu và các chị em sẽ cùng may trang phục cưới, vì để hoàn thiện bộ trang phục cưới truyền thống cho cô dâu rất mất thời gian, nếu đặt may sẽ tốn chi phí, có thể lên tới chục triệu đồng. Các cô gái thường ngồi dưới những tán cây trong bản, mỗi người một việc để hoàn thiện bộ áo cưới cho cô dâu trong thời gian sớm nhất.

Bộ trang phục cưới của cô gái Dao đỏ gồm áo dài được may kiểu xẻ ngực, không có cúc và khuy, gấu áo được may dài chấm đầu gối, tay áo rộng. Áo thường được mặc cùng một chiếc yếm có màu sắc tươi sáng, thân áo được trang trí nhiều hoa văn màu sắc rực rỡ.

Đi cùng với chiếc áo này là khăn quấn đầu dài 8 sải, quấn dạng vành nón trên đầu. Bên người che một dải vải thêu họa tiết bằng chỉ màu đỏ. Thắt lưng thêu công phu với những hoa văn cầu kỳ được quấn quanh eo, rủ xuống ngang tà áo. Quần ống rộng được trang trí các ô vuông nhiều màu. Sau lưng khoác một chiếc vuông vải.

Trang phục cưới truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao đỏ thể hiện ý thức bảo vệ và gắn bó với thiên nhiên sâu sắc. Các hoa văn trang trí trên trang phục chủ yếu là những hình ảnh về thiên nhiên như cây thông, lúa, hoa đỗ… Ngoài ra còn có các họa tiết hình người thể hiện ý thức đoàn kết, đùm bọc, cùng chung sống yên vui hoặc có thể tái hiện một số cảnh sinh hoạt thường ngày như gặt lúa, giã gạo… nhằm nhắc nhở mọi người phải biết yêu lao động, coi lao động là niềm vui, tự hào trong cuộc sống thường ngày.

Đám cưới người Dao đỏ diễn ra chủ yếu ở bên nhà trai, còn nhà gái chỉ tổ chức một bữa ăn đơn giản để đưa cô gái về nhà chồng. Trước đây, người Dao đỏ thường tổ chức ăn cưới từ 2 đến 3 ngày. Ngày nay, do được tuyên truyền, vận động thực hiện văn minh trong việc cưới nên thời gian ăn uống trong đám cưới đã giảm xuống từ 1 đến 2 ngày, tuy nhiên các thủ tục cần thiết vẫn được tiến hành đầy đủ theo tuần tự.

Trước khi về nhà chồng, thầy mo sẽ tổ chức cúng để trình báo tổ tiên ở nhà gái. Lễ vật cúng gồm thủ lợn, gà luộc, xôi có màu đỏ, rượu và đèn. Sau khi làm xong lễ cúng trình báo tổ tiên, chị dâu giúp cô dâu trang điểm và mặc quần áo mới, đeo trang sức thật đẹp để đưa về nhà chồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổ chức truyền dạy và thực hành Hát Xoan

Tổ chức truyền dạy và thực hành Hát Xoan

Trong tháng 6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các lớp truyền dạy và thực hành Hát Xoan Phú Thọ dành cho đối tượng là những nghệ nhân kế cận của 4 Phường Xoan gốc: Phù Đức; Kim Đái; Thét và An Thái; thành viên của 33 CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ; những người có năng khiếu, yêu thích hát Xoan tại xã Kim Đức và Phượng Lâu - Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Tổ chức truyền dạy và thực hành Hát Xoan

Tổ chức truyền dạy và thực hành Hát Xoan

Sắc màu 54 - PV - 5 phút trước
Trong tháng 6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các lớp truyền dạy và thực hành Hát Xoan Phú Thọ dành cho đối tượng là những nghệ nhân kế cận của 4 Phường Xoan gốc: Phù Đức; Kim Đái; Thét và An Thái; thành viên của 33 CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ; những người có năng khiếu, yêu thích hát Xoan tại xã Kim Đức và Phượng Lâu - Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tuần lễ sách của người làm báo

Tuần lễ sách của người làm báo

Sắc màu 54 - PV - 7 phút trước
Một tuần lễ sách dành riêng cho những người làm báo ở Việt Nam được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 22/6 tại Đường sách TP. Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trăn trở nhất là nhận thức của người dân về lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Trăn trở nhất là nhận thức của người dân về lĩnh vực công tác dân tộc

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 8 phút trước
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV về trăn trở của tư lệnh ngành đối với lĩnh vực công tác dân tộc, với vai trò là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, vấn đề Bộ trưởng, Chủ nhiệm trăn trở nhất là nhận thức của người dân về lĩnh vực công tác dân tộc.BÀI NÀY CẦN BIÊN TẬP LẠI .
Đại biểu Quốc hội, cử tri, đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh

Đại biểu Quốc hội, cử tri, đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh

Thời sự - Mạnh Cường và Nhóm PV - 13 phút trước
Chiều 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Với phần trả lời chất vấn tự tin, hiểu sâu, nắm chắc từng vấn đề, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã giải đáp thấu đáo hàng loạt câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đối với lĩnh vực công tác dân tộc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 20:18, 06/06/2023
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 20:13, 06/06/2023
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 14:35, 06/06/2023
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 13:42, 06/06/2023
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 13:38, 06/06/2023
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 11:10, 06/06/2023
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.