Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa Dao Tiền ẩn chứa trên chiếc túi đựng trầu

PV - 14:21, 24/08/2020

Trong bộ trang phục truyền thống lấp lánh ánh bạc, bà Bàn Thị Hoa, người Dao Tiền, xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cùng với chị em chuẩn bị tham dự một nghi lễ quan trọng của dòng họ. Trên vai bà là vật dụng bất ly thân – túi trầu. Chiếc túi tuy nhỏ nhưng lại hàm chứa nhiều điều thú vị về văn hóa của người Dao nói chung, người Dao Tiền nói riêng.

Ngoài tính hữu dụng đựng đồ dùng, túi trầu của người Dao Tiền còn có giá trị như một thứ đồ trang sức. Ảnh: Bích Nguyên
Ngoài tính hữu dụng đựng đồ dùng, túi trầu của người Dao Tiền còn có giá trị như một thứ đồ trang sức. Ảnh: Bích Nguyên

Cho đến ngày nay, người Dao Tiền sinh sống ở Cao Bằng vẫn còn giữ gìn, duy trì được nhiều nét văn hóa cổ truyền trong đời sống thực tại. Đó là tục ăn trầu, tự khâu, thêu trang phục truyền thống và cả những nghi lễ cực kỳ quan trọng của vòng đời như lễ Cấp sắc, lễ Tẩu sai... Để thuận tiện cho việc ăn trầu, phụ nữ Dao Tiền nghĩ ra việc may chiếc túi đựng trầu và luôn mang bên mình. Với họ, chiếc túi nhỏ không chỉ là đồ dùng quen thuộc để đựng trầu cau, mà còn được coi như trang sức làm đẹp và phần nào biểu thị vị thế, giá trị của người phụ nữ. Nhưng vượt trên tất cả những điều đó là chiều sâu giá trị văn hóa của người Dao Tiền ẩn chứa trong mỗi họa tiết hoa văn trên chiếc túi.

Buổi sáng hôm đó, dưới mái hiên nhà, bà Hoa cùng những người phụ nữ khác trong họ ngồi quây quần bên nhau cặm cụi khâu, thêu khăn, áo mới phục vụ cho lễ Tẩu sai. Thỉnh thoảng, họ lại pha trò rồi cười vui vẻ. Hoàn thành những mũi kim thêu cuối cùng cho chiếc khăn đội đầu, bà Hoa cười mãn nguyện, lộ rõ hàm răng đen nhánh hạt na – một trong những tiêu chí đánh giá vẻ đẹp và cái duyên của phụ nữ Dao Tiền theo truyền thống từ xa xưa.

Bà mở chiếc túi đeo trên vai lấy một miếng trầu bỏ vào miệng. Tôi ngắm chiếc túi không chớp mắt bởi nó quá đẹp. Bà Hoa thấy vậy, tháo chiếc túi ra khỏi người đưa cho tôi xem. Bà bảo rằng, chiếc túi này do tự tay bà làm và đã gắn bó với bà được gần chục năm nay rồi.

Túi trầu của bà Hoa được làm rất cầu kỳ và giá trị vật chất của chiếc túi cũng không hề nhỏ, bởi số lượng bạc trang trí bên ngoài rất nhiều. Khi buộc chặt, chiếc túi có hình giống múi bưởi. Thoạt nhìn, ai cũng tưởng túi nhỏ, kỳ thực đựng được khá nhiều thứ. Tôi mở túi ra, trong túi có trầu cau, hộp kẽm nhỏ đựng vôi, chìa khóa nhà và cả tiền. Túi được làm bằng vải chàm, hình chữ nhật, có đáy rộng. Miệng túi có đường khâu viền đủ rộng để luồn hai sợi dây đeo. Khi kéo hai đầu dây về hai bên, miệng túi sẽ thít lại. Phụ nữ Dao Tiền trang trí túi đựng trầu rất kỳ công.

“Trước kia, chúng tôi tự tay dệt vải, nhuộm chàm, bây giờ thì mua vải ngoài chợ. Đầu tiên phải cắt vải, khâu đáy túi, chiều dài đáy túi khoảng 1 gang tay. Túi được khâu theo hình múi bưởi. Nhìn đường chỉ khâu tay và những đường thêu trên túi là biết người làm khéo tay đến đâu” – bà Hoa vui vẻ chia sẻ.

Công đoạn mất nhiều thời gian nhất là thêu những đường hoa văn lớn trên túi. Việc này đòi hỏi sự cần mẫn, kiên trì của người phụ nữ. Thông thường, túi trầu được thêu 3 đường hoa văn lớn. Bên cạnh túi là một dây tua rua ngắn. Sau khi thêu đường hoa văn xong, người ta sẽ đính đồ bạc lên trên túi. Đây cũng là điểm nhấn nổi bật của túi trầu. Phụ nữ Dao thường đính những miếng bạc tròn với hoa văn được dập nổi cầu kỳ, theo cách nói của bà Hoa, đó là những chiếc hoa bạc.

Tôi đếm được trên chiếc túi của bà Hoa có 22 chiếc hoa bạc. Túi trầu được nối với bộ đồ dùng bằng bạc qua một sợi dây vải. Bà Hoa đeo lại chiếc túi lên người, rồi giới thiệu với tôi: “Bộ đồ bạc gồm que ngoáy tai, một con dao nhỏ, cái nhíp, một, hai chiếc nhạc nhỏ và một vài đồng xu nữa”.

Như nhiều phụ nữ đồng niên, bà Hoa được mẹ dạy kỹ thuật khâu, thêu từ thời niên thiếu. Khi đã thuần thục đường kim, mũi chỉ, bà tự may quần áo cho mình. Chiếc túi trầu cũng do bà tự tay làm. “Ngày trước, chúng tôi tự chế tác những chiếc hoa bạc để đính lên túi. Bây giờ, mọi thứ đều có bán sẵn nên rất tiện. Làm một chiếc túi nhanh hơn rất nhiều, chỉ khoảng 1-2 ngày. Ngoài chợ cũng bán túi trầu, nhưng tôi vẫn thích tự tay làm” - bà Hoa nói. Hỏi về ý nghĩa hoa văn trang trí trên túi trầu, bà Hoa cười, đáp rằng: “Ngày xưa, mẹ dạy làm thế nào thì làm thôi”.

Khẳng định về giá trị của chiếc túi đựng trầu của phụ nữ Dao, Tiến sĩ nhân học Bàn Tuấn Năng cho biết: “Túi trầu vừa là trang sức, vừa là túi đồ để đựng nhiều vật dụng khác nhau, như là trầu cau, thuốc cảm khi đi rừng của phụ nữ Dao. Hệ thống trang trí trên túi là ký ức văn hóa chứ không phải mang ý nghĩa trang trí đơn thuần, nó thể hiện thế giới quan của người Dao. Trên túi trầu còn có hình con cá, điều đó gợi nhớ về nguồn gốc của tộc người này”.

Theo nghiên cứu của nhiều học giả, khởi thủy, lịch sử tộc người Dao trong những buổi đầu sơ khai gắn với vùng sông nước, đặc biệt là gắn với châu thổ sông Hoàng Hà. Bông hoa bạc trên đó có hình ngôi sao 8 cánh là tượng trưng cho 4 phương 8 hướng của trời đất. Đề cập đến thực tế, không nhiều người Dao biết về ý nghĩa của hoa văn trang trí trên đồ dùng của mình, dù họ làm rất thuần thục.

Tiến sĩ nhân học Bàn Tuấn Năng, hiện đang công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, người chuyên nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số lý giải: “Trong quá trình di cư, người Dao mang theo văn hóa truyền thống. Lâu dần, văn hóa bị mờ đi, họ hành xử theo thói quen chứ không tìm hiểu, ghi nhớ lại ý nghĩa. Ví như việc thêu thùa, phụ nữ Dao thường truyền dạy cho con gái kỹ năng thêu, khâu các hình trang trí thuyền thống và họ làm theo thói quen là chính, đa phần không chú trọng tìm hiểu, không giải thích được ý nghĩa của nó”.

Bây giờ, việc ăn trầu không còn phổ biến trong lớp trẻ, chiếc túi đựng trầu truyền thống của người Dao không còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại. Sẽ là sự tiếc nuối lớn nếu mai này, không ai còn nhìn thấy, không ai còn biết chế tác túi trầu và còn hiểu về những giá trị văn hóa ẩn chứa trong đó nữa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 11 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 35 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 47 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.