Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Củi hứa hôn của thiếu nữ Rơ Ngao ở Pô Kô

PV - 15:29, 25/08/2020

Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi, đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.

Đây là lượng củi con gái chị Y Thoan kiếm được để chuẩn bị cho lễ cưới trong năm nay
Đây là lượng củi con gái chị Y Thoan kiếm được để chuẩn bị cho lễ cưới trong năm nay

Sính lễ về nhà chồng

Dù đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” 4 năm rồi nhưng Y Nhung (làng Tu Peng) vẫn nhớ như in chuyện ngày còn thiếu nữ từng lặn lội vào tận rừng sâu, lên núi cao kiếm những bó củi đẹp đẽ để làm lễ vật mang tặng mẹ chồng lúc cưới.

Y Nhung kể: Mình lấy chồng năm 19 tuổi, nhưng từ hồi 14 tuổi, cha mẹ đã giục mình là phải lo kiếm củi để sau này làm lễ vật khi lấy chồng. Suốt 5 năm ròng, lúc nào có thời gian là mình đều đi kiếm củi mang về chất đầy đầu nhà, che đậy cẩn thận. Đến lúc cưới, mình kiếm được hơn 100 bó to bằng cái gùi. Trước hôm cưới 2 ngày, mình nhờ anh em, bạn bè đưa sang nhà chồng, mẹ chồng vui lắm. Bà đem củi chia cho anh em trong nhà, còn lại để đun mấy năm rồi vẫn chưa hết.

Ghé qua nhà hàng xóm của Y Nhung, tôi thấy, sau bếp có 2 đống củi được để riêng biệt, trong đó, có 1 đống củi được xếp đẹp đẽ, che đậy rất kỹ càng.

Thấy tôi có vẻ tò mò, chị chủ nhà tên Y Râm phân trần: Đống củi xếp lộn xộn, có cây to, cây nhỏ kia là củi để đun hằng ngày; còn đống củi xếp ngay ngắn, đều tăm tắp từ dưới lên đến lưng chừng tường là củi hứa hôn của con gái mình tên Y Rủ. Y Rủ còn đang đi học, nhưng vợ chồng mình đã nhắc nó việc kiếm củi. Hè rồi, nó kiếm được một ít, vợ chồng mình đi làm gặp cây củi đẹp cũng lấy về giùm cho con, sau này, khi Y Rủ kết hôn, chắc chắn nó sẽ có nhiều củi tặng cho mẹ chồng và sẽ được cả nhà chồng thương yêu.

Theo già làng Tu Peng - A Hanh, củi hứa hôn hay nói cách khác là của hồi môn hay sính lễ các cô gái mang đến nhà chồng khi cưới là một tập tục lâu đời của người Rơ Ngao. Loại cây được chọn để làm củi có tên theo tiếng địa phương là kà sa (loại cây nhỏ, thuộc lâm sản phụ) thường mọc ở những khu vực rừng sâu, núi thẳm. Vì củi của loại cây này săn chắc nên cháy rất đượm, đặc biệt củi kà sa thẳng và suôn nên nhìn rất đẹp mắt, thích hợp với việc nấu nước, sưởi ấm. Sau khi nam nữ tìm hiểu nhau kỹ càng, quyết định tiến tới hôn nhân, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Trước hoặc sau cưới khoảng 1 tuần, các cô gái phải nhờ người mang lễ vật này về nhà chồng.

Củi hứa hôn có kích cỡ theo đúng quy định của làng xưa nay là, các thanh củi có chiều dài đồng đều 60cm hoặc 70cm, thanh củi phải thẳng, chắc, tất cả vỏ ngoài được lột sạch sẽ, đầu của mỗi thanh củi phải được chặt bằng hoặc nhọn, lóng nào to quá thì phải chẻ ra để cho các thanh củi to bằng nhau.

Nghe người dân bảo rằng, chỉ cần nhìn thấy thiếu nữ Rơ Ngao đi tìm củi kà sa về để ở đầu hồi, sau bếp thì đó là thông điệp nói rằng trái tim cô gái “đã mở” để “dẫn lối” cho các chàng trai tìm đến.

Thước đo phẩm hạnh của người con gái

Theo quan niệm của người Rơ Ngao ở Pô Kô, củi hứa hôn chính là thước đo phẩm hạnh, sự đảm đang của các cô gái. Nhìn vào đống củi chất bên hông nhà, người ta biết ngay rằng cô gái đó có chịu thương chịu khó, có khéo léo hay không để các chàng trai chọn ý trung nhân. Nghĩa là cô gái nào có số lượng củi kiếm được càng nhiều, củi càng đẹp, các chàng trai sẽ đánh giá cô gái đó rất mạnh khỏe, đảm đang, tháo vát, có đôi bàn tay khéo léo và có tình yêu sâu đậm với chàng trai... Từ đó mà các chàng trai sẽ để ý rồi đến tìm hiểu, cưới về làm vợ. Tất nhiên, những cô gái giỏi giang này chắc chắn sẽ lấy được một chàng trai khỏe mạnh và đẹp trai, có tài.

Ngược lại, cô gái nào đến tuổi lấy chồng mà vẫn có quá ít củi, chứng tỏ cô gái ấy không phải là người siêng năng; cũng không quan tâm đến chuyện vun vén hạnh phúc gia đình. Khi về làm vợ, các cô gái này sẽ thiếu đi sự cần cù, chịu khó, đảm đang cần thiết trong vai trò người “giữ lửa” gia đình. Dĩ nhiên, những cô gái này sẽ có ít chàng trai để ý và cũng khó lòng lấy được người chồng tài giỏi.

“Thậm chí, có trường hợp cô gái được chàng trai ưng bụng, cha mẹ người con trai cũng đồng ý “dạm hỏi”, nhưng đến khi cô gái đem củi qua tặng cha mẹ chồng làm của hồi môn mà ít quá, thì gia đình chàng trai sẵn sàng trả lễ vật và từ chối đám cưới” – già làng A Hanh cho biết thêm.

Vì không ai muốn mình bị đánh giá thấp, rồi lấy phải người chồng kém cỏi nên hầu hết các cô gái đều rất chăm chỉ kiếm củi, nỗ lực chặt, chẻ cho ra những bó củi đẹp nhất để “lọt vào mắt xanh” của các chàng trai tuấn tú. Từ việc làm đó đã hình thành thói quen hay lam hay làm, chỉn chu, khéo léo của các cô gái trong lao động, trong cuộc sống....

Xã Pô Kô hiện có 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số, thế nhưng, theo người dân nơi đây, phụ nữ làng Tu Peng là giỏi kiếm củi nhất, khi về nhà chồng luôn mang được nhiều củi đẹp để dành tặng cho nhà chồng. Có lẽ vì vậy mà các cô gái của làng Tu Peng luôn “đắt chồng”.

Tuy nhiên, hiện nay, vì việc kiếm củi ngày càng khó khăn, đời sống phát triển, tập tục này cũng được đổi mới theo xu hướng thoáng hơn, thuận lợi hơn cho người phụ nữ. Các cô gái có thể nhờ bố mẹ, người thân trong gia đình kiếm thêm củi giùm mình để có được lượng củi như ý.

Để đáp lại tấm lòng của cô gái, bố mẹ chồng sẽ tổ chức tiệc cưới thật đầm ấm cho đôi bạn trẻ với đầy đủ họ hàng đôi bên và bà con dân làng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 mét so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy hàng tuần, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Tin nổi bật trang chủ
Người trẻ kể chuyện bản làng

Người trẻ kể chuyện bản làng

Không đứng ngoài xu thế phát triển của các trang mạng xã hội, những người trẻ xứ Tuyên đã tận dụng lợi thế kết nối, lan tỏa của Facebook, Tiktok, Youtube để kể lại câu chuyện bản làng. Những nhà sáng tạo nội dung GenZ (thế hệ sinh năm 2000 đến nay) đã quảng bá bản sắc văn hóa, mỹ tục theo cách riêng với tất thảy niềm tự hào về dân tộc, quê hương.
Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại vùng đồng bào DTTS có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, Với những hoạt động của mình, các đội văn nghệ thôn bản đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, nâng cao đời sông tinh thần cho Nhân dân.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Người có uy tín - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Những năm qua, đánh giá cao về vai trò, sức ảnh hưởng của những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đội ngũ này, qua đó, Người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Công tác Dân tộc - Hòa Cao - 23:56, 04/06/2023
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, trong tháng 5, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 03 Hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông cho 35 bản thuộc 05 xã có đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường Lát.
Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Tiếng nói từ cơ sở - T.Hải - 23:49, 04/06/2023
Huyện Kỳ Sơn đã làm tờ trình gửi và đề nghị UBND tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực cho địa phương thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719.
Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Công tác Dân tộc - Hải Khánh - 23:46, 04/06/2023
Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá của làng nghề truyền thống là hướng đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Sáng 3/6, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp lần thứ 3 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Gương sáng - H.Thắm – P.Ly - 23:38, 04/06/2023
Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Tin tức - Như Tâm - 23:37, 04/06/2023
Vừa qua, đoàn lãnh đạo tỉnh Cà Mau do ông Trần Văn Hiện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhân mùa Phật Đản Phật lịch 2567. Tham gia cùng đoàn có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Công an tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh.
Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 23:33, 04/06/2023
Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 mét so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy hàng tuần, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Diệp - 23:28, 04/06/2023
Trong ba năm liên tiếp (2020, 2021, 2022), tỉnh Bắc Giang dẫn đầu cả nước về lĩnh vực “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh. Năm 2021, 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Trí Phương - 16:16, 04/06/2023
Ngày 4/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới (NTM); phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).