Sắc màu 54 -
Vũ Mừng - Sơn Tùng -
06:44, 26/06/2024 Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
Đối với những cô gái, chàng trai trẻ dân tộc Chu Ru sinh sống trong các plêi (làng) dọc triền thung lũng phì nhiêu bên dòng Đa Nhim, khi được sở hữu chiếc nhẫn bạc, họ coi đó không chỉ là đồ trang sức, là của hồi môn quý giá mà còn là một tín vật thiêng liêng trong hôn ước của ngày đôi lứa nên duyên cầm sắt. Khi trai gái trao nhau chiếc nhẫn srí, sră được chạm khắc tinh vi bằng bạc, không bao giờ họ nghĩ đến một ngày chia xa…
Với người Dao đỏ ở bản Noọng Cuồng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tuyên Quang mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, nảy nở, lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất để bắt đầu những điều mới mẻ, kết những duyên lành. Và giờ đẹp, ngày tốt đã đến! Chú rể người Dao Lý Tài Hiểu đón cô dâu người Tày Ma Thanh Mai về chung một nhà với biết bao yêu thương! Đám cưới của đôi uyên ương này thật đặc biệt bởi có sự giao thoa văn hoá giữa 2 dân tộc.
Trong xu thế hội nhập ngày một sâu rộng như hiện nay, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh có sự giao thoa, mai một. Nhưng đối với đồng bào Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, lễ cưới truyền thống được duy trì theo đúng bản sắc từ xưa để lại.
Với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch”, chiều ngày 25/3 trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 đã diễn ra hoạt động tái hiện đám cưới của người Hà Nội những năm 80 - 90 của thế kỷ 20.
Ngày cưới là ngày trọng đại của những cô gái người Dao đỏ. Họ thường tự tay may trang phục cưới truyền thống của mình với sự giúp đỡ của chị em họ hàng. Bộ trang phục cưới của cô gái Dao đỏ rất cầu kỳ, được may thêu thủ công nên mất nhiều chi phí và thời gian.
Photo -
Hà Minh Hưng -
11:18, 27/12/2022 Lai Châu - vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc với 20 dân tộc giàu bản sắc. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục, tập quán đã bị mai một ít nhiều, song tục cưới hỏi của dân tộc Giáy đến nay vẫn bảo tồn được các nghi lễ truyền thống, như: Dạm ngõ, so tuổi, ăn hỏi, lễ cưới và lại mặt. Mỗi nghi lễ đều có nghi thức cử hành khác nhau, chứa đựng các giá trị về vật chất, tinh thần, tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con nơi đây.
Xã hội -
Hoàng Quý -
14:39, 27/05/2020 Gần 20 năm nay, người dân ở thị trấn Yên Lạc mỗi khi tổ chức đám cưới không có ai đi xem ngày, chọn ngày để kết hôn vì hương ước ở đây quy định, dù cô dâu, chú rể tuổi gì, tiệc hỷ cũng chỉ được diễn ra vào 2 ngày cố định trong tháng: Ngày mùng 2 và 16 (Âm lịch). Việc làm này đã giúp người dân giảm bớt chi phí, thời gian cho việc cưới hỏi, không còn cảnh nghỉ việc đồng áng, việc cơ quan để đi ăn cưới, ảnh hưởng đến công việc, sản xuất…
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, trong tổng số 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì Pu Péo là dân tộc có ít người hơn cả. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 20 nóc nhà của người Pu Péo, sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa. Mặc dù vậy, người Pu Péo vẫn giữ gìn những nét văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán độc đáo, trong đó nổi bật là nét đẹp trong đám cưới.