Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ hội Kâm bui của làng Ba Rgok

Trần Lâm - 19:01, 06/02/2021

Mới đây (từ ngày 17-19/1/2021), sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí phục dựng lễ hội truyền thống theo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Sa Thầy và Đảng ủy, UBND xã Sa Sơn đã tổ chức phục dựng Lễ cúng nhà rông và Lễ Kâm bul theo đúng nghi thức truyền thống.

Dân làng Ba Rgók múa xoang vui hội
Dân làng Ba Rgók múa xoang vui hội

Lễ Kâm bul hay còn gọi là Lễ cầu an là lễ hội truyền thống lâu đời của người Gia Rai nhánh A Rap ở làng Ba Rgốk, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum), nhằm xua đuổi những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng, với ước vọng cầu thần linh phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, khỏe mạnh, mùa màng bội thu và thường được tổ chức vào tháng 12 (âm lịch) khi cây lau sậy trên rừng đã trổ bông.

Để tổ chức lễ Kâm bul, dân làng phải tập trung tổng vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm, cây cỏ, rào lại làng và cùng chuẩn bị một con heo, một ché rượu cần lớn để cúng Yang. Đồng thời, mỗi gia đình tự chuẩn bị một ghè rượu cần nhỏ và chờ ngày già làng ấn định ngày tổ chức lễ.

Sau khi đã chọn được ngày tốt, từ mờ sáng, già làng phân công các tốp thanh niên canh giữ các đường dẫn vào làng, không cho người lạ, người làng khác vào làng. Sau đó, già làng dẫn đoàn thanh niên khoảng 10 người đi về phía rừng cao Chư Mom Ray để làm lễ và lấy đủ 3 bó bông lau đem về nhà rông.

Đàn ông trong làng đang miệt mài đan hình nộm Kâm bul
Đàn ông trong làng đang miệt mài đan hình nộm Kâm bul

Những người lớn tuổi đều tập trung ở nhà rông dùng mây, tre đan 3 hình nộm gồm một đàn ông một phụ nữ, một trẻ em; chuẩn bị thanh đao, cây kiếm gỗ, cung nỏ, hlut pao (cây nêu lễ trong nhà rông), một ché rượu lớn buột vào cây nêu, làm thịt heo, gà để làm lễ và chế biến thành các món ăn phục vụ phần hội. Dân làng đều tập trung đông đủ ở nhà rông để phụ giúp nhau công việc chuẩn bị lễ hội.

Gia làng A Sứp bôi máu heo lên Bul tại nhà rông
Gia làng A Sứp bôi máu heo lên Bul tại nhà rông

Khi đưa bông lau về nhà rông, dưới sự chỉ dẫn của già làng, những người lớn tuổi dùng bông lau kết thành 3 hình nộm, mang dao cầm nỏ và đưa về nhà rông. Già làng thắp lên ngọn đèn sáp đính trên cây nêu và bắt đầu cầu khấn với nội dung thông báo dân làng đã tập trung về đông đủ để dâng lễ vật lên thần linh, cầu thần linh phù hộ cho bà con trong làng luôn được mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi; mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu, nhà nhà làm ăn phát đạt…

Một nghi thức truyền thống trong lễ Kâm bul
Một nghi thức truyền thống trong lễ Kâm bul

Dứt lời khấn của già làng, những người già trong làng đều quây quanh cây nêu để cầu xin thần linh phù hộ những điều tốt đẹp. Sau đó già làng lấy gan, huyết heo, gà thoa lên 3 hình nộm, cung nỏ, giáo mác rồi đưa giáo mác, cung nỏ cho trẻ em tản đi đến các ngõ ngách trong làng, đập vào các bụi cây rậm để xua đuổi các tà ma, những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng.

Khi đi hết các ngõ ngách từ đầu làng đến cuối làng, những người lớn tuổi sẽ đưa hình nộm người đàn ông canh giữ ở cổng đầu làng, hình nộm người phụ nữ treo giữ ở nhà rông và hình nộm em bé cắm ở cuối làng. Dân làng bắt đầu làm lễ kiêng 3 ngày không được tiếp khách. Sau lễ kiêng, dân làng mới triển khai các công việc đồng áng, phát rẫy, sửa máng nước, làm lễ cầu mưa.

Trẻ em trong làng tham gia xua đuổi tà ma, xui xẻo ra khỏi làng
Trẻ em trong làng tham gia xua đuổi tà ma, xui xẻo ra khỏi làng
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tạo sinh kế tại chỗ cho dân tộc Ơ Đu (Bài 14)

Là dân tộc có dân số ít nhất cả nước, những năm qua, dân tộc Ơ Đu đã được thụ hưởng nhiều chính sách để phát triển kinh tế - xã hội; khôi phục, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Nhưng để bảo vệ, phát triển dân tộc Ơ Đu thì vẫn cần một cách làm mới.
Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Tìm lối đi riêng cho xuất khẩu thanh long

Kinh tế - Bảo Ngọc - 3 giờ trước
Để đưa trái thanh long vươn ra thị trường quốc tế, Hợp tác xã (HTX) thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã chọn lối đi riêng, sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhờ vậy, HTX đã sản xuất ra được những trái thanh long sạch, an toàn “hội nhập” vào những thị trường khó tính nhất của Châu Âu.
Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy lùi khó khăn trên những bản đồng bào Mông

Media - Quỳnh Trâm -CTV - 3 giờ trước
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ đồng bào Mông, với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây.
Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Cải thiện chứng rối loạn lo âu

Media - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và cuộc sống. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát chứng lo âu của mình và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Kon Tum: Quan tâm phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng có đạo. Qua đó, những đảng viên đã phát huy được vai trò trách nhiệm, là đầu tàu gương mẫu trong thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như phát triển kinh tế để Nhân dân noi theo.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân

Sức khỏe - Công Minh - 3 giờ trước
Mới đây, Hội Nông dân huyện Bạch Thông đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tổ chức 5 lớp tập huấn về PCTH của thuốc lá năm 2023 cho hơn 200 cán bộ, hội viên nông dân các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Vi Hương, Tân Tú.
Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Kiên Giang: Người có uy tín góp phần xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyễn Hoa - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã khu vực III

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 3 giờ trước
Xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) thuộc xã khu vực III của tỉnh. Toàn xã có 8 thôn bản với 877 hộ, 4 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, xã Linh Phú đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên, quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bình Phước: Tạo cơ hội cho đồng bào DTTS thoát nghèo thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Người có uy tín ở Bắc Giang chung tay xây dựng thôn, bản giàu đẹp

Toàn tỉnh Bắc Giang có 523 Người có uy tín ở 523 thôn, bản thuộc 82 xã, của 6 huyện Họ là những người có kiến thức, trách nhiệm, tận tụy với việc chung, đóng vai trò “hạt nhân” trong tuyên truyền, vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi xây dựng nông thôn mới, gìn giữ bản sắc văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự.