Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Nỗ lực làm "sống dậy" những nét văn hóa đặc sắc của các DTTS

Quỳnh Trâm - 00:15, 29/01/2021

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS có trên 600.000 người, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn hóa của tỉnh. Những năm qua, bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc là nhiệm vụ được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa chú trọng...

Đồng bào các dân tộc Thanh Hóa luôn ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống
Đồng bào các dân tộc Thanh Hóa luôn ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện 12 dự án bảo tồn văn hóa các DTTS; trong đó, có một số dự án tiêu biểu như: Bảo tồn làng Mường truyền thống tại làng Lương Ngọc, xã Cẩm Ngọc; Lễ tục làm vía kéo si - dân tộc Mường (Cẩm Thủy); Lễ hội Xên Cung của đồng bào Khơ Mú (Mường Lát); kiểm kê khoa học Mo Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát ru dân tộc Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát khặp của người Thái...

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội được khôi phục, gìn giữ và phát huy. Điển hình như: Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn); Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), Lễ hội Mường Khô, Căm Mương (Bá Thước); Lễ hội Đình Thi (Như Xuân); Lễ hội sết Boọc Mạy (Như Thanh)... các lễ hội sau khi được phục dựng đã duy trì và phát huy tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho đồng bào các DTTS.

Trong cộng đồng các DTTS ở Thanh Hóa, người Mường có số dân đông nhất, sinh sống tập trung ở các huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Bá Thước… Riêng ở Cẩm Thủy, người Mường chiếm gần 60% dân số. Để bảo tồn văn hóa của đồng bào, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp: Tổ chức các lớp tập huấn nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng; tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều tỉnh phía Bắc có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống; xây dựng câu lạc bộ cồng, chiêng; khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống và các trò chơi, trò diễn truyền thống...

Ghi nhận tại xã Cẩm Lương cho thấy, từ khi có Dự án bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường vào năm 2012, xã Cẩm Lương đã khôi phục được Lễ hội Khai Hạ tại thôn Lương Ngọc; được Dự án cấp kinh phí hỗ trợ để bảo tồn 10 nhà sàn truyền thống đưa vào sử dụng có hiệu quả.

Ông Bùi Quốc Bảo, Chủ tịch UBND xã Cẩm Lương cho biết: “Từ khi có dự án, nhiều nét văn hóa tưởng chừng mai một, thì nay được sống lại; đặc biệt là đã tạo chuyển biến trong nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của Nhân dân trong xã".

Chiếm tỷ lệ dân số đông thứ 2 (đứng sau người Mường), là người Thái. Dân tộc Thái  có kho tàng văn hóa lâu đời và đồ sộ trên mảnh đất xứ Thanh. Đồng bào Thái có ngôn ngữ, chữ viết riêng, đến nay bà con vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa riêng biệt và đặc sắc như, nghề dệt thổ cẩm, nhảy sạp, cồng chiêng, hát khặp Thái…

Trong đó, khặp Thái là loại hình dân ca đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của đồng bào. Tùy theo làn điệu mà khặp Thái có nhiều thể loại khác nhau: khặp xư (ngâm thơ); khặp chôm hươn mơ (hát mừng nhà mới); khặp xường khưởi, ton pợ (hát tiễn rể, đón dâu); khặp chôm pỉ mơ (hát mừng năm mới); khặp bào xảo (hát giao duyên); khặp chốm pợ (hát mừng dâu); khặp pan lau pan khau (hát trên mâm cơm); khặp à lơi lực (hát ru con).

Một tiết mục biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường
Một tiết mục biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường

Đặc sắc là vậy, song, việc bảo tồn khặp Thái cũng gặp không ít khó khăn từ việc xâm lấn, giao thoa của các loại hình văn hóa khác. Trong khi đó, thế hệ nghệ nhân có tuổi ngày càng ít, thế hệ trẻ kế cận lại chưa thực sự mặn mà với khặp Thái, điều đó dẫn đến sự trao truyền giữa các thế hệ khá rời rạc. Mặc dù, đã có một số nhóm sinh hoạt biểu diễn khặp Thái được thành lập tự phát, song hiệu quả thực sự vẫn chưa nhiều…

Từ năm 2014, thực hiện Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát khặp dân tộc Thái của tỉnh, hằng năm huyện tổ chức các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện; khuyến khích các xã có đồng bào dân tộc Thái khôi phục các lễ hội truyền thống và đưa các loại hình dân ca, dân vũ vào chương trình hội diễn, như: ném còn, nhảy sạp, hát xường, hát giao duyên, hát ru, hòa tấu nhạc cụ cồng chiêng và các trò chơi dân gian đánh mảng, đi cà kheo..

Trung tâm Văn hóa tỉnh cũng phối hợp với huyện Thường Xuân đã mở lớp tập huấn  “Phục dựng, truyền dạy cách thức khặp giao duyên, khua luống, khèn bè, sáo ôi dân tộc Thái” cho  khoảng 100  học viên là những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu được tuyển chọn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các học viên được truyền dạy những kiến thức về các điệu múa dân gian dân tộc Thái, các kỹ năng gõ chày tạo âm thanh cũng như tìm hiểu sâu hơn về một số điệu dân ca, dân vũ dân tộc Thái như: Khặp giao duyên, khèn bè, sáo ôi... Cùng với đó, các học viên được trang bị kỹ năng quảng bá du lịch, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái. 

Từ cách làm trên, các học viên sẽ là nhân tố quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của điệu khua luống, nhảy sạp nói riêng, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nói chung; 

Bên cạnh đó, huyện cũng đã chỉ đạo các xã  thống kê, rà soát số người còn lưu giữ được các bài khặp cổ...; "Hiện nay, huyện đang triển khai xây dựng Đề án "Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể (trong đó có khặp Thái) kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng”, ông Cầm Bá Huyến, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thường Xuân chia sẻ.

Với các giải pháp phù hợp, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách thiết thực, việc bảo tồn, phát huy giá trị  văn hóa các DTTS của các cấp chính quyền, sự nỗ lực lưu giữ của các nghệ nhân, của đồng bào, tin tưởng rằng, bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục được các thế hệ kế thừa và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch

Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch

Chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu năm 2024 với chủ đề “Hòa bình - Di nguyện của tổ tiên” sẽ được tổ chức vào lúc 20h (giờ Việt Nam), ngày 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của kiều bào từ gần 50 quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.