Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trọn đời với văn hóa Thái

Minh Hồng - 14:32, 23/10/2019

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp (Sơn La). Nhà văn hóa Hoàng Trần Nghịch may mắn khi có bố là người am hiểu phong tục, tập quán, nghi lễ của người Thái vùng Tây Bắc; mẹ ông được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước. Vì thế, ông luôn được dạy bảo và tạo mọi điều kiện để học hành. Ông trở thành một trong số ít thanh niên dân tộc Thái lúc bấy giờ biết đọc thông, viết thạo chữ Thái và chữ quốc ngữ.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái - Hoàng Trần Nghịch.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái - Hoàng Trần Nghịch.

Năm 1952, giải phóng Sông Mã, Sốp Cộp, ông Nghịch tham gia phụ trách công tác thanh niên của xã và dạy bình dân học vụ cho Nhân dân. Từ 1954, ông được cử đi học ở Trường Sư phạm miền núi Trung ương, Trường Đại học Ngữ văn…

Ông đã trải qua nhiều vị trí công tác, như: Cán bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam; phụ trách Phòng Ngữ văn - Sở Giáo dục Tây Bắc; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La… Những vị trí công tác trên đã giúp ông thực hiện đam mê với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái.

Một trong những công trình nghiên cứu lớn nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của ông là cuốn Từ điển Thái - Việt.

Ông kể: Năm 1963, sau khi tốt nghiệp loại giỏi Trường Sư phạm miền núi Trung ương, ông được Bộ Giáo dục cử về công tác ở Tổ xây dựng chữ các dân tộc, Viện Nghiên cứu Giáo dục. Khi đó, Bộ Giáo dục yêu cầu Tổ nghiên cứu, xây dựng 5 cuốn từ điển, trong đó có cuốn Từ điển Thái - Việt. Ở Sơn La, khi đó người đọc, dịch được chữ Thái cổ âm vị chỉ còn vài chục người; trong đó, giải nghĩa được chữ tượng hình thì chỉ có ông.

Năm 1964, ông được Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Bắc nhất trí giao trách nhiệm xây dựng cuốn Từ điển Thái - Việt. Đến năm 1991, cuốn sách mới hoàn thành và xuất bản với gần 1vạn từ ngữ cơ bản, phổ biến trong tiếng Thái được dịch sang khoảng 2 vạn từ tiếng Việt. Cuốn sách hiện là di sản văn hóa của đồng bào Thái, và là tài liệu quan trọng trong việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập tiếng Thái ở các trường đại học, cao đẳng...

Cả cuộc đời ông đau đáu trước những giá trị văn hóa cổ xưa của dân tộc đang dần bị mai một, quên lãng. Vì lẽ đó đã giúp ông nghiên cứu được 24 công trình văn hóa dân gian dân tộc Thái được xuất bản thành sách (được phiên âm chữ Thái, dịch ra tiếng Việt).

Với những công trình có giá trị của mình, năm 2017, ông Hoàng Trần Nghịch được nhận Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật. 

Giờ đây, dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng niềm đam mê chữ Thái cổ vẫn tiếp tục cháy trong ông. Mong mỏi được truyền lại chữ Thái cổ - nét văn hóa của dân tộc Thái cho lớp trẻ tiếp tục gìn giữ cho muôn đời sau nên ngoài việc nghiên cứu viết sách ông còn tham gia nhiều dự án phim truyền hình, đi diễn thuyết và dạy chữ Thái cổ... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Tin nổi bật trang chủ
Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Công tác Dân tộc - Thuý Hồng - 1 phút trước
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong đó có vùng DTTS và miền núi đã hạ quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vấn đề đặt ra là liệu có quá sức khi đa số các địa phương vùng DTTS, miền núi hiện vẫn đang còn phải chật vật để củng cố và giữ vững tiêu chí NTM .
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Quỳnh Hoa - 13 phút trước
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Tin địa phương - N.Triều - T.Nhân - 31 phút trước
Ngày 2.4, tại TP Tuy Hòa, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, Báo Phú Yên, Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023.
Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2020 đến nay, có 161 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đã có nhiều năm gắn bó “gieo chữ” cho học sinh người DTTS.
Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Trang địa phương - Ngọc Thu - 3 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 493 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023. Trong đó, phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Xã hội - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đầu tư cho huyện Khánh Sơn gần 500 tỷ đồng để đồng tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống người dân.
Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Sáng 2/4, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt, OCOP tại chợ Hàn”.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Phú Yên: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Phú Yên: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Sắc màu 54 - Thành Nhân - 8 giờ trước
Tối 1/4, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2023 với chủ đề “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm Phú Yên 412 năm hình thành và phát triển (1611 - 2023), kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2023); đồng thời là sự kiện giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của tỉnh, quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư, góp phần khôi phục và kích cầu phát triển du lịch cũng như khởi động mùa du lịch Phú Yên năm 2023.

"Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”

Du lịch - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Tối 1/4, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc du lịch với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”. Lễ khai mạc là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động, sự kiện kích cầu, thu hút khách du lịch đến Cô Tô nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.