Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Lò Văn Thắng vì sự trường tồn của chữ Thái

PV - 10:11, 16/04/2019

Gần chục năm nay, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nghệ nhân Lò Văn Thắng, bản Nà Bó 1, xã Mường Sang, Mộc Châu (Sơn La) vẫn miệt mài dạy chữ Thái miễn phí cho bà con trong vùng với mong muốn chữ viết truyền thống mãi được lưu truyền.

“Tôi sợ chữ viết của người Thái bị lãng quên”

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bản đồng bào Thái như Nà Bó 1, Là Ngà… nghèo khó năm xưa đã thay da đổi thịt. Thế nhưng, đi cùng sự thay đổi tích cực ấy, một sự thật không thể phủ nhận, đó là nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang có nguy cơ mai một dần. Nghệ nhân Lò Văn Thắng bảo, công nghệ gõ cửa, nhà ai cũng có ti vi, điện thoại. Lớp trẻ lo học tiếng Anh, thích nghe nhạc nước ngoài, dùng mạng xã hội,… nhưng lại quên đi tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Lớp học tiếng Thái miễn phí của nghệ nhân Lò Văn Thắng. Lớp học tiếng Thái miễn phí của nghệ nhân Lò Văn Thắng.

“Không được mù chữ, phải giữ cái gốc của dân tộc mình”- Đây chính là lý do những lớp học dạy chữ Thái miễn phí của “thầy giáo” Thắng được mở ra. Lớp học đơn sơ với 12 người già trong khoảng sân trước nhà bác Bí thư bản Nà Bó 1, năm 2010 là khóa học đầu tiên do thầy Thắng đứng lớp, đánh dấu chặng đường bảo vệ chữ viết của người Thái của ông. Qua tìm hiểu, ông nhận ra tiếng Thái ngày càng ít được sử dụng. Lớp trung niên, người cao tuổi chỉ biết nói không biết viết, vì vậy ông Thắng đã mày mò, nghiên cứu, tìm đến những người am hiểu về ngôn ngữ Thái nhờ hỗ trợ để biên soạn giáo trình tiếng Thái chuẩn dùng dạy học.

Cứ thế sau 9 năm, từ lớp học đơn sơ ban đầu nhờ trong sân nhà Bí thư bản, nay lớp học đã được chuyển đến Nhà văn hóa cộng đồng để tiện bà con theo học. Trang thiết bị, đồ dùng học tập được bà con đóng góp kinh phí để mua nên lớp học giờ đã đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất. Bà Lường Thị Thay, một trong số 12 học sinh đầu tiên của lớp học thật thà chia sẻ, biết nói mà không biết viết chữ dân tộc Thái thì chẳng khác nào mù chữ. “Thầy Thắng đã bỏ công sức, thời gian không tính toán, sẵn lòng dạy miễn phí chữ Thái cho bà con. Là người Thái mình cũng phải có trách nhiệm học và bảo tồn được chữ viết, tiếng nói dân tộc mình chứ”.

Điều phấn khởi, những người lớn, sau khi hiểu được giá trị của chữ viết đã vận động con em mình đi học. Từ lớp học ban đầu chỉ có người già, trung niên, đến nay trong những lớp học chữ Thái của thầy Thắng, đã có nhiều em học sinh nhỏ tuổi tham gia. Để khuyến khích các em theo học, thầy Thắng còn tích cóp toàn bộ tiền tài trợ mua sách cho các em học sinh.

Ước mơ của nghệ nhân

Nghệ nhân Lò Văn Thắng bảo, “đây không chỉ đơn giản là chuyện con chữ”. Từ xưa đến nay, tiếng nói chỉ có hiệu quả trong một phạm vi nhất định. Ví như thói quen truyền miệng đã khiến cho nhiều truyền thuyết, truyện cổ hay ca dao dân tộc bị tam sao thất bản. Từ đó, những giá trị văn hóa, lịch sử của người Thái sẽ không được lưu truyền nguyên vẹn, có nguy cơ bị mai một dần. Cách duy nhất bảo tồn là mọi người phải đọc thông viết thạo, vì như vậy, những nét văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm sẽ được ngôn ngữ văn tự lưu giữ lại chính xác, lâu dài.

Từ lớp học ở bản Nà Bó 1 của thầy Thắng, phong trào học chữ Thái đã lan tỏa ra các bản lân cận như Nà Bó 2, Là Ngà, bản Vặt... thu hút hàng trăm lượt người theo học để biết đọc và viết chữ Thái thành thạo. Qua những lớp học, các hoạt động giao lưu văn hóa, sinh hoạt cộng đồng giữa các thôn bản ngày càng gắn bó hơn. Cứ thế, ngọn lửa tự hào về văn hóa người Thái đã được nhóm lên trong lòng mọi người.

Bà Lường Thị Thay, sau khi thành thạo viết chữ đã tình nguyện tham gia truyền dạy lại chữ Thái cho lớp trẻ. Học sinh đến học cũng đủ lứa tuổi từ già đến trẻ. Mỗi tuần 1 buổi vào tối thứ Bảy, dịp hè thì tăng lên 2 buổi.

Được biết, chính quyền xã, huyện Mộc Châu đánh giá rất cao hiệu quả của những lớp học miễn phí của thầy Thắng. Huyện cũng đã có chủ trương hỗ trợ các mô hình lớp học, khuyến khích nghệ nhân Lò Văn Thắng tiếp tục nhân rộng mô hình này tới các địa bàn khác trên toàn huyện.

Ông chia sẻ, đó là việc mình cần làm bởi có lẽ ông đã mắc nợ với thứ tiếng của dân tộc mình, chừng nào còn sống, ông sẽ dốc hết sức để bảo vệ con chữ ấy cho đồng bào. Điều mà Nghệ nhân Lò Văn Thắng đang ước mơ tiếng Thái được đưa vào môi trường giáo dục như một môn học để tăng tính ứng dụng của ngôn ngữ.

Tháng 3/2019, tin vui không chỉ đến với ông Lò Văn Thắng mà còn với bà con ở nhiều bản làng ở Mộc Châu, khi ông chính thức được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” vì đã có đóng góp cho tiếng nói, chữ viết, tập quán xã hội và tín ngưỡng của dân tộc Thái.

HỒNG PHÚC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 6 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.