Du lịch cộng đồng tại Việt Nam được nhiều chuyên gia du lịch đánh giá là “mỏ vàng”, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch và người dân tại các địa phương. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cần có định hướng, kế hoạch phát triển bài bản, nâng cấp cơ sở hạ tầng và có chính sách phù hợp hỗ trợ người dân phát triển du lịch một cách bền vững…
Là người con dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm), những tập tục, văn hoá của đồng bào Ba Na đã ngấm vào Nghệ nhân ưu tú Yang Danh như một phần máu thịt. Đây cũng là lý do mà mấy chục năm qua, ông dành phần lớn thời gian, tâm huyết của mình cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na Kriêm ở Bình Ðịnh...
Cứ mỗi độ tháng 3, cây hoa gạo song sinh bên bờ sông Thương (Thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) lại khoe sắc, thu hút đông đảo mọi người tới chụp ảnh…
Vừa qua tại Moskva, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức lễ ra mắt sách “70 năm chặng đường vẻ vang quan hệ Việt Nam – Nga” do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh biên soạn.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn 100% phí tham quan đối với công dân khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế trong các ngày 6-8/3/2021.
Trong tháng 3/2021, nhân các ngày kỷ niệm: Quốc tế phụ nữ 8/3, Quốc tế hạnh phúc 20/3, thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức các hoạt động với chủ đề “Mùa xuân nho nhỏ”, diễn ra từ ngày 1 đến 31/3.
Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...
Múa trống là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Giáy ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác, nghệ thuật múa trống của người Giáy đang đứng trước nguy cơ bị mai một trong xu thế hội nhập và phát triển.
Mặc dù đã chọn Bà Rịa – Vũng Tàu làm nơi sinh sống suốt 30 năm qua, nhưng trong từng tác phẩm, trong từng hoạt động nghệ thuật của mình, họa sĩ Nông Cao Thanh đều nặng lòng với văn hóa Tày và quê hương Cao Bằng nơi anh sinh ra. Anh còn là người luôn tích cực trong việc kết nối cộng đồng người Tày sinh sống tại Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phú Yên có hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, như: Kinh, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Tày, Nùng...; cùng với vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh, bản sắc riêng của mỗi dân tộc, đã tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng và độc đáo cho vùng đất này. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp, mang lại những hiệu quả tích cực, qua đó góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Lễ cấp sắc dành cho thầy tào bắt đầu mới vào nghề là một nghi lễ quan trọng để công nhận một người bình thường trở thành một thầy tào thực thụ. Thầy tào có vai trò chủ trì các nghi lễ tâm linh trong đời sống của người dân tộc Tày, Nùng và có từ rất lâu đời. Tuy nhiên đây là một nghề rất “kén người”, chỉ được truyền trong dòng họ hoặc những ai có duyên mới có thể theo nghề.
Theo thông tin từ Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ đã phối hợp với UNDP thực hiện một bộ ảnh trong Dự án “Tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trạng thái bình thường mới cho tiểu thương dân tộc thiểu số tại tỉnh Hà Giang”.
Năm thứ hai liên tiếp, Nam Định quyết định không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đền vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu đi lễ đầu năm của người dân. Do vậy, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm phòng dịch.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng cao Tây Bắc, tuy có nhiều loại nhạc cụ truyền thống (nhị, sáo, đàn môi, khèn lá, trống…) nhưng khèn là nét văn hóa đặc trưng nhất. Với họ, cây khèn giống như “bảo vật” mang giá trị tâm linh, gắn liền với đời sống tinh thần và luôn được gìn giữ cẩn thận.
Ngày 23/2, UBND tỉnh Phú Thọ họp bàn công tác tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021. Theo đó, do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay sẽ chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức các nội dung phần hội.
Đến sóc Bom Bo những ngày đầu năm mới, du khách được sống lại với những ký ức hào hùng, nghe già làng kể chuyện xưa, thưởng thức tiếng cồng, chiêng của người Xtiêng bên ánh lửa bập bùng. Du khách còn được thưởng thức các món ăn truyền thống do chính đồng bào Xtiêng chế biến.
Theo quan niệm của người Cơ Tu, trâu là con vật gần gũi, gắn bó mật thiết trong đời sống của đồng bào, đồng thời mang ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh bởi con trâu được dùng làm vật hiến sinh trong các lễ hội truyền thống, thể hiện mong ước vươn đến cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc.Con trâu còn là đối tượng nghệ thuật đầy cảm hứng của nghệ sĩ dân gian người Cơ Tu dành để trang trí cho ngôi nhà mồ...
Vào khoảng tháng 10 -11 hằng năm, khi cây lúa trên nương đã trĩu nặng bông, dân làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) lại họp bàn để tổ chức Lễ cúng giọt nước nhằm cầu xin Yàng và các đấng thần linh cho dân làng sức khỏe, một năm mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho. Nghi thức này được người làng truyền lại từ bao đời nay, trở thành một nét đẹp văn hoá tâm linh được dân làng Krêl và đồng bào Tây Nguyên gìn giữ.
Tác giả Vũ Mạnh Cường của Việt Nam với tác phẩm "Vân núi 5" đã được trao Huy chương vàng FIP chủ đề "Du lịch" trong Cuộc thi ảnh quốc tế Shadow lần thứ tư năm 2021 do Worlds of Shadow tổ chức.
Với người Hrê ở Ba Tơ (Quảng Ngãi), thì bên cạnh việc tích cực tiếp thu những cái mới, người dân vẫn rất trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có những nếp nhà sàn…