Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Yên: Di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị

Thành Nhân - 20:07, 28/02/2021

Phú Yên có hơn 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, như: Kinh, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Tày, Nùng...; cùng với vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh, bản sắc riêng của mỗi dân tộc, đã tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng và độc đáo cho vùng đất này. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp, mang lại những hiệu quả tích cực, qua đó góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Nghệ thuật múa trống đôi, cồng ba, chiêng năm của người Chăm H’roi Phú Yên được đề nghị công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghệ thuật múa trống đôi, cồng ba, chiêng năm của người Chăm H’roi Phú Yên được đề nghị công nhận văn hóa phi vật thể quốc gia

Nhiều di sản văn hoá độc đáo

Theo Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Phú Yên, hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu như: Hội đua ngựa Gò Thì Thùng, Hội đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan, Hội đua thuyền trên sông Đà Rằng, Lễ hội sông nước Đà Nông, Lễ hội Vịnh Xuân Đài, Lễ hội Đồng Cam, Lễ hội Chùa Từ Quang, Hội thơ Nguyên tiêu, Lễ hội Đền Lê Thành Phương, Lễ hội Đền thờ Lương Văn Chánh, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngư... Hầu hết các lễ hội này đều có sức lan tỏa lớn, thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Bên cạnh các lễ hội, Phú Yên còn có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và cấp tỉnh được đầu tư, tôn tạo, trở thành điểm đến tham quan du lịch, nơi giáo dục truyền thống như: Tháp Nhạn, Gành Đá Đĩa, Mũi Đại Lãnh - Bãi Môn...

Ông Huỳnh Từ Nhân, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý văn hóa (Sở VHTT&DL) cho biết: Trên địa bàn tỉnh có 90 di tích được xếp hạng (trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 68 di tích cấp tỉnh); 185 di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể được kiểm kê; 4 di sản được Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia, gồm: Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Phú Yên (2014), Lễ hội Cầu ngư tỉnh Phú Yên (2015), Nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm của dân tộc Ba Na, huyện Đồng Xuân (2016), Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê Phú Yên (2018).

 Đặc biệt, di sản Nghệ thuật Bài chòi tỉnh Phú Yên, cùng với Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại.

Các cô gái Chăm Hroi uyển chuyển trong điệu múa xoan
Các cô gái Chăm Hroi uyển chuyển trong điệu múa xoan

Gắn bảo tồn với phát huy giá trị

Để bảo tồn các DSVH, thời gian qua, Sở VHTT&DL Phú Yên cũng đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án đã được Thủ tướng phê duyệt như, Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020; Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền DSVH truyền thống điển hình của các DTTS Việt Nam, giai đoạn 2017-2020.

Đồng thời, Sở đã phối hợp với các địa phương, tổ chức kiểm kê, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu DSVH của các DTTS trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống của dân tộc, nhằm bảo tồn không gian tồn tại của các giá trị văn hóa truyền thống; tổ chức sưu tầm, lưu giữ và trưng bày giới thiệu các DSVH vật thể và phi vật thể; tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ trang phục dân tộc mình và thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống trong các nghi lễ của gia đình, buôn làng...

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2023. Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2023, thực hiện tốt công tác bảo vệ, gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị di sản; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, huy động các nguồn lực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản; khai thác có hiệu quả di sản Nghệ thuật Bài chòi Phú Yên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thái, nhờ triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nên các giá trị DSVH được giữ gìn và phát huy; nhiều DSVH vật thể, phi vật thể, di sản tự nhiên còn nguyên giá trị, được các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế đánh giá cao. 

Sở VHTT&DL cũng đã đề nghị, các địa phương tiếp tục rà soát, khảo sát, đưa các DSVH của từng địa phương vào danh mục để tiếp tục đánh giá, nghiên cứu, đề xuất đưa vào danh mục DSVH quốc gia sau này, nhằm bảo tồn và phát huy những DSVH đó. Đồng thời, quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH gắn với phát triển du lịch, nhằm góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Chú trọng công tác tuyên truyền, kêu gọi, vận động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, mua sắm trang thiết bị, bảo đảm cho các địa phương có điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, phát huy tối đa giá trị văn hóa truyền thống của mỗi cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.