Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hoá Chăm trong đời sống đương đại

Thành Nhân - 15:59, 02/03/2021

Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...

 Với kiến trúc độc đáo và còn khá nguyên vẹn, Tháp Đôi (thuộc tỉnh Bình Định) được nhiều du khách chọn đến thăm quan, thưởng ngoạn có dịp đến Bình Định
Với kiến trúc độc đáo và còn khá nguyên vẹn, Tháp Đôi được nhiều du khách chọn đến thăm quan, thưởng ngoạn khi đi du lịch tại Bình Định

Giữ gìn di sản

Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận đang là vùng đất còn lưu giữ một kho tàng văn hoá chăm đồ sộ. Đó là hệ thống chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, lễ hội.... Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản quý giá của nền văn hóa Việt Nam. 

 Ninh thuận còn nổi tiếng bởi hệ thống các tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn cả về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc gắn liền với các lễ hội còn được gìn giữ cho tới ngày nay. Cùng với đó, các nghi lễ như: Lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn đầu nguồn sông, lễ mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... vẫn còn được lưu giữ và tiến hành hàng năm.

Năm 2017, Bộ VHTT&DL ban hành Quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận” và “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận”; Công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đối với tháp Pô Klông Garai, tháp Hòa Lai.

Phát huy những thành quả, giá trị văn hóa, năm 2019, ngành VHTT&DL tỉnh Ninh Thuận tiếp tục nghiên cứu và làm rõ giá trị di tích tháp Hòa Lai và tháp Pô Klông Garai, gắn với hệ thống tháp Chăm các tỉnh miền Trung để lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới trong những năm tới. Đặc biệt, phối hợp triển khai việc lập và trình UNESCO công nhận Lễ hội Katê là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Khai thác giá trị kinh tế từ văn hóa

Để văn hóa Chăm trở thành sản phẩm du lịch đặc thù, tạo nét riêng biệt, thu hút du khách, Ban Quản lý di tích tỉnh Ninh Thuận cũng đã đổi mới, và đưa vào áp dụng nhiều giải pháp nhằm phục vụ, thu hút du khách như: Bố trí đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, thuyết minh miễn phí cho du khách bằng song ngữ Việt - Anh đến tham quan ở tháp; tổ chức biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm phục vụ du khách, đầu tư xe điện phục vụ du khách. 

Ngoài khai thác Lễ hội Katê vốn có ở tháp, Ban Quản lý di tích phối hợp với Ban Phong tục tổ chức 4 lễ hội, diễn ra tại di tích Tháp Pô Klông Garai: Lễ Chabun (lễ cúng nữ thần mẹ xứ sở), Lễ Peh bi mbeng Yang (lễ mở cửa tháp) và lễ Yuer yang (lễ cầu đảo), Lễ hội Katê... vừa bảo tồn, vừa khai thác giá trị văn hóa, thu hút khách du lịch.

Ông Hồ Sĩ Sơn, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, các di sản văn hóa Chăm như: Tháp Pô Klong Garai, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Chăm Mỹ Nghiệp được các doanh nghiệp lữ hành khai thác du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.

 “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Chăm được Tỉnh ủy, UBND, ngành VHTTDL tỉnh Ninh Thuận đặc biệt chú trọng, quan tâm. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng việc trùng tu, tôn tạo các di tích ở Ninh Thuận cũng được tiến hành thường xuyên. Chúng tôi xác định, ngoài cảnh quan thiên nhiên, thì văn hóa Chăm là một trong những yếu tố then chốt để góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà”, ông Sơn khẳng định.

Xã hội hóa để bảo tồn và phát triển

Bình Định cũng có một hệ thống di tích các tháp Chăm cổ. Các tháp Chăm ngàn năm tuổi ở tỉnh Bình Định có nét độc đáo, bí ẩn, thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Hiện nay, tỉnh Bình Định có 8 cụm tháp nổi tiếng là: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Đã ngàn năm trôi qua, nhưng các cụm tháp Chăm ở đây còn khá nguyên vẹn, như là một báu vật, điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa.

Nổi bật là Tháp Đôi được xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Di tích này nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, được xếp vào loại đẹp, độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Tháp Đôi gồm 2 tháp: Tháp chính cao 20m, tháp phụ cao khoảng 18m. Đây là nơi thu hút lượng khách tham quan đông nhất trong hệ thống tháp cổ ở tỉnh Bình Định.

Ông Bùi Tỉnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định nhận định, so với những tháp Chăm ở nơi khác, tháp Chăm Bình Định có nhiều nét độc đáo riêng; và còn khá nguyên vẹn nên thu hút được nhiều du khách đến tham quan. UNBD tỉnh Bình Định đã giao Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh lập Đề án “Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định”, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch, trong đó chú ý phát huy hệ thống tháp Chăm.

Cùng với tháp Chăm, Bình Ðịnh còn lưu giữ nhiều hiện vật điêu khắc, phù điêu, lò gốm... từ thời Champa. Trong đó, một số hiện vật đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia. Việc phát huy giá trị hệ thống hiện vật này, không chỉ thể hiện tinh thần trân trọng di sản, mà còn phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

Du khách đến tham quan làng gốm cổ Bàu Trúc
Du khách đến tham quan làng gốm cổ Bàu Trúc

 Ngoài 8 cụm tháp và 14 khối kiến trúc tháp Chăm hầu hết tọa lạc trên những đỉnh đồi, tạo sự khác biệt với các nơi khác, Bình Định còn có 4 tòa thành cổ, gồm: Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và hàng loạt tác phẩm điêu khắc, phù điêu, gốm giá trị đã được tìm thấy.

Không chỉ có gốm Champa, các phù điêu Champa cũng hết sức quý giá và hấp dẫn. Bảo tàng Bình Định hiện đang lưu giữ 4 bảo vật quốc gia là những phù điêu Champa, gồm: Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini, phù điêu thần Brahma, 2 bảo vật còn lại là cặp tượng chim thần Garuda diệt rắn.

Ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH&TT Bình Định cho biết: “Hiện nay, Sở đã chỉ đạo cho Bảo tàng phối hợp với các cơ quan mời các chuyên gia đầu ngành để thiết kế, từng bước trùng tu xây dựng lại các tháp cổ trong thời gian tới. Bình Định cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành trùng tu, tôn tạo, ổn định cơ sở hạ tầng tại tất cả các tháp để phục vụ phát triển du lịch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023

Khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2023

Tối 30/9, tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), đã diễn ra Chương trình khai mạc Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tỉnh Cao Bằng năm 2023 và đón Bằng chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng sau kỳ tái thẩm định lần thứ Nhất.
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23:19, 01/10/2023
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 23:03, 01/10/2023
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 22:52, 01/10/2023
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:50, 01/10/2023
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Tin tức - Hương Trà - 22:34, 01/10/2023
Trước những thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh do mưa lũ những ngày qua tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi tới học sinh, giáo viên cũng như ngành giáo dục tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 22:32, 01/10/2023
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - Tào Đạt - 18:02, 01/10/2023
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 09:41, 01/10/2023
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tin tức - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:29, 30/09/2023
Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:52, 30/09/2023
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.