Gần 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã khẳng định vai trò và sứ mệnh của một mô hình quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, sáng tạo, duy nhất của Việt Nam huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xã hội tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
Về thăm xã Ba Lòng, một địa danh lịch sử gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ở huyện Đakrông (Quảng Trị) vào một ngày cuối tháng 5, chúng tôi được thưởng thức “đặc sản” là cái nắng như đổ lửa cộng thêm những cơn gió Lào rát mặt. Chỉ một chút ấy thôi, cũng đủ để hình dung được sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Thế nhưng, bằng sự cần cù, kiên cường của người dân, vùng chiến khu Ba Lòng ngày nào với những đổ nát thời chiến tranh giờ đã thay da đổi thịt, khoác lên mình một diện mạo mới.
Là 1 trong 4 xóm vùng sâu, vùng xa nhất huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), nhiều năm qua, xóm Lũng Chàm, xã Khánh Xuân vẫn thuộc diện “ba không”: Không đường, không điện, không nước sạch.
Hồ thủy điện Buôn Tua Sarh trải dài từ xã Krông Nô, huyện Lăk (Đăk Lăk) đến xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đăk Nông). Năm 2009, khi hồ thủy điện tích nước, một số hộ dân Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang… lên đây lập bè nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản tạo thành làng chài khoảng 40 hộ dân. Dập dềnh theo con nước đánh bắt cá, nuôi cá lồng và sơ chế làm các loại khô cá bán cho khách qua đường là nguồn thu chính của dân vạn chài nơi đây.
Đồng bào Xơ-đăng huyện Nam Trà My (Quảng Nam) trước đây sống trên vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, mùa mưa lũ thường bị sạt lở, đe dọa đến an toàn tính mạng. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã thực hiện di dời đồng bào đến nơi ở mới để bảo đảm an toàn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nắng gay gắt, khô, khát khắp nơi, các dòng sông, con suối dần trơ đáy… Diễn biến thời tiết bất lợi đã làm đảo lộn cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương miền núi phía Tây của tỉnh Nghệ An. Để có nước sinh hoạt, người dân miền Tây xứ Nghệ phải xoay xở đủ đường.
Có điện lưới quốc gia, có đường giao thông bê tông vào đến bản, trẻ em được đến trường… là những đổi thay tại các bản người Mảng ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) hôm nay. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân vẫn còn nghèo, vấn đề quan trọng nhất đặt ra là cần tạo được sinh kế giúp đồng bào có thu nhập, hướng tới thoát nghèo bền vững.
Sông, hồ khô kiệt nguồn nước, đa phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải bỏ vụ, hàng chục ngàn hộ dân thiếu đói, khan hiếm nước sinh hoạt… là bức tranh hiện thực đang diễn ra ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Khánh Hòa, trước hạn hán gay gắt những ngày tháng qua.
Đội K51, thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Lăk, được thành lập từ năm 2001, làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Campuchia. Thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, cán bộ, chiến sỹ đã phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, gian khổ không kém gì thời chiến.
Di sản xanh là một phần di sản của thiên nhiên, tạo nên cảnh quan và môi trường sống cho con người là yếu tố quan trọng hình thành di sản nhân văn - đó là kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở buôn làng Tây Nguyên.
Ở Tây Nguyên có một vùng đất của những người mưu sinh bằng nghề chăn bò, giống như những “cao bồi” ở miền viễn tây hoang dã của nước Mỹ ngày trước. Những con người ấy chân chất và khoáng đạt như nắng, như gió của miền thảo nguyên này.
10 năm qua, người Jrai làng Vơn, xã Yang Nam, huyện Kông Chro (Gia Lai) luôn xem trọng ông Đinh Văn Chiêm như một thủ lĩnh Ba Na, bởi ông từng bước dẫn dắt dân làng đi qua đói nghèo, hủ tục, thắt chặt tình đoàn kết dân làng. Không những vậy, ông còn là tấm gương làm ăn, phát triển kinh tế giỏi, được người dân noi theo để chung sức xây dựng buôn làng giàu đẹp hơn.
Bát Tràng là một trong những làng nghề tiêu biểu của Thủ đô, với nhiều sản phẩm gốm sứ tinh tế. Trong 2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) năm 2019 của UBND TP. Hà Nội, Bát Tràng có 4 sản phẩm của 2 chủ thể có tiềm năng đạt 5 sao để trở thành sản phẩm OCOP quốc gia.
Nắng hạn khốc liệt, kéo dài suốt nhiều tháng qua đã khiến cho người dân huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hằng ngày, người dân phải mang can nhựa dọc theo con suối để cõng nước về sinh hoạt. Nước từ các suối này có chỗ bảo đảm an toàn, có chỗ chỉ là nước thô nên nỗi lo an toàn cho sức khỏe vẫn hiện hữu. Phải uống vì không còn cách nào khác.
Xã Tam Dị, huyện Lục Nam (Bắc Giang) được mệnh danh là “xã xuất ngoại”, khi có đến 648 thanh niên đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, trong dòng chảy lao động đó, vẫn có những thanh niên bám trụ ở lại quê hương lập nghiệp và thành công.
Ai cũng bảo chủ nhân của hơn 3.000 gốc cam, gần 40ha rừng keo mỡ màng kia là một người biết nhìn xa trông rộng. Thế mà anh chỉ nói: “Cái lận đận, vất vả nhiều lúc làm cho con người kiên cường hơn. Cơ ngơi ấy là thành quả của những ngày tháng nai lưng làm việc, thêm cả một chút may mắn”. Anh là Vũ Văn Nam, thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).
Cứ điểm Him Lam được Quân đội Nhân dân Việt Nam lựa chọn để nã những loạt đạn pháo đầu tiên, khai màn tấn công thực dân Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954. 66 năm đã đi qua, từ bãi chiến trường với đầy dấu tích bom đạn, dây thép gai, bãi mìn… giờ đây Him Lam đang nỗ lực vươn mình trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên).
Chỉ trong vòng 3 ngày (từ ngày 22 - 23/4) mưa đá kèm dông lốc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái… đã có hơn 10.000 căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn. Trong đó, hơn 95% mái nhà được lợp bằng Fibro xi măng, (loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu có amiăng trắng) đã được nhiều nước ngừng sản xuất do không bảo đảm an toàn, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.
66 năm trước, trên chiến trường Ðiện Biên Phủ, hàng nghìn chiến sĩ, bộ đội đã xông vào các trận đánh mà chẳng sợ hiểm nguy. Khi buông tay súng những người lính ấy lại tình nguyện ở lại Điện Biên, đóng góp công sức, trí tuệ hàn gắn viết thương chiến tranh, xây dựng Điện Biên phát triển. Trong họ luôn vẹn nguyên niềm tin người lính, nhắc nhở “phải sống sao cho xứng với sự hy sinh của đồng đội”…
Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mạ vẫn thường tự hào về dòng thác Liêng Nung kỳ vĩ, bởi truyền thuyết về dòng thác này gắn liền với nguồn cội của đồng bào cũng như ghi dấu lịch sử lập đất, lập bon, ở nơi đây.