Trải qua 18 năm đồng hành cùng đồng bào DTTS, từ số báo đầu tiên xuất bản 1 kỳ/tuần, 8 trang/kỳ, đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã tăng lên 4 kỳ/tuần, với số lượng trên 30.000 tờ/kỳ. Với phương châm “Viết cho bạn đọc, viết vì bạn đọc”, Báo Dân tộc và Phát triển đã đến tay bạn đọc là đồng bào DTTS ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất trên mọi miền Tổ quốc, được các thế hệ bạn đọc gắn bó, nâng niu.
Bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) ấn tượng từ tên gọi, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn ôm vòng quanh bản, nét bình dị, mộc mạc gần như còn nguyên sơ nguyên sơ của phong cảnh, vườn bãi cho đến những ngôi nhà trình tường đất óng màu thời gian... Cũng khó quên điệu hát Soong hao giao duyên trong phiên chợ tình Thác Lười đậm chất trữ tình của người Nùng địa phương.
Người ta nói về ông, về những gì ông đóng góp cho quê hương hệt như dòng suối chảy róc rách theo nhịp vui giữa rừng già. Ông truyền cảm hứng cho bao thế hệ trẻ người Cơ Tu bằng niềm say mê với nghề trồng cây dược liệu và cả việc bảo tồn văn hóa truyền thống.
Khi mặt trời nhô lên khỏi những rặng núi, những tia nắng đầu tiên hắt xuống, những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu lấp lánh, Mường Đán lung linh. Lẫn trong tiếng hòa ca ngàn năm của dòng Nậm Việc, nơi thiên nhiên khéo xếp đặt ngọn thác Bảy Tầng, Mường Đán huyền ảo…
Đã có thời, “cơn lốc” ma túy khiến bản Na Ư, xã Na Ư, huyện Điện Biên (Điện Biên) được gọi bằng cái tên “bản chết”, là cái “rốn” của tội phạm ma túy. Nhưng bằng quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, qua tuyên truyền, vận động, người dân đã nhận thức được tác hại của ma túy mà rời xa “cái chết trắng”. Với sự đầu tư của Nhà nước về hạ tầng cơ sở, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các chương trình ưu tiên, dành riêng cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới khó khăn, người dân đã tập trung phát triển kinh tế, đời sống ngày càng nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo ngày càng giảm. Na Ư đã và đang đổi thay từng ngày…
Giữa ngút ngàn Trường Sơn, tiếng đàn Ta lư - tiếng đàn một thời cổ vũ quân và dân ta đánh Mỹ vẫn cứ vọng vang. Những điệu Tà Oải, Xà Nớt hay Cha Chấp… của người Pa Kô, Bru Vân Kiều hòa cùng tiếng Ta lư lại “tưng bừng reo ca…” trong nhịp sống mới đang khởi sắc của đồng bào.
Nằm trên đỉnh núi cao, bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là điểm tái định cư của gần 50 hộ đồng bào dân tộc Mông. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, Cu Vai còn là nơi khởi đầu cho cuộc sống mới tươi sáng hơn của người dân nơi đây.
Cuối tháng 8, tuần đầu tháng 9 là thời điểm những thửa ruộng bậc thang nhuộm vàng cả thung lũng Mường Hoa.
Lễ hội Pô Dam (người Chăm thường gọi là Pô Tằm) của đồng bào Chăm xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) được tổ chức 3 năm 1 lần tại nhóm đền tháp Chăm Pô Dam. Có thể nói, đây là dịp hội tụ tất cả những tinh hoa, giá trị thẩm mỹ của nền văn hóa Chăm.
Đôi sinh viên người Tày Triệu Thị Thuy và Hoàng Văn Núi từng tốt nghiệp loại khá, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và có việc làm ổn định tại Trung tâm Giống cây trồng của Trường. Tại đây, họ đã nên duyên vợ chồng và quyết định trở về quê hương mang theo bao hoài bão, khát vọng tuổi trẻ. Nay, cơ nghiệp của gia đình kỹ sư Triệu Thị Thuy và Hoàng Văn Núi ở thôn Đống Đa 2, xã Thượng Nông, huyện Na Hang (Tuyên Quang) là một vườn ươm với hàng vạn cây giống. Bên cạnh đó, Hoàng Văn Núi còn là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thượng Nông giúp bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân.
Rời quân ngũ với chế độ bệnh binh, ông Phan Văn Hòa, ở xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) luôn khát khao đi tìm giống lúa thuần Việt. Ước mơ ăn no đã thỏa, ông muốn bà con mình được ăn ngon và ăn để diệt trừ bệnh tật... Sau 13 năm mày mò nghiên cứu, chọn tạo giống lúa màu tím, giống lúa cho nhiều dưỡng chất, nhất là các kháng chất chống ung thư của ông đã ra đời.
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Kỷ niệm Quốc khánh 2/9, trong trái tim mỗi người dân Ðiện Biên nói chung, đồng bào các DTTS nói riêng lại dấy lên niềm hân hoan, đầy tự hào. Với họ, ngày Tết Độc lập từ lâu đã trở nên gắn bó, là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi, đoàn kết, hòa mình tận hưởng bầu không khí thiêng liêng, cũng như bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng, Bác Hồ kính yêu…
Nghệ An là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, vùng đất này đang đổi thay từng ngày. Đặc biệt, nơi gian khó nhất, miền Tây xứ Nghệ, đang được đánh thức bằng những chủ trương, chính sách thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước.
Từ bao đời nay, diêm dân các làng muối tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) miệt mài “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên các ô nại. Trời càng nắng, diêm dân đổ ra đồng càng đông. Khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc diêm dân tranh thủ thời gian “cướp nắng với trời” với mong mỏi chắt chiu được thêm vài ba lạng muối trong ngày.
Đập Phà Lài (thuộc bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông – Nghệ An) xưa là nơi sơn lam chướng khí, ít ai lai vãng, nay đã tấp nập thuyền bè du lịch. Dòng sông Giăng không còn đơn độc len lỏi trong vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát, mà dòng nước ngọt lành ấy đã theo du khách “chảy” đi muôn phương. Trong rất nhiều công sức mời gọi du khách đến với Phà Lài không thể không nhắc đến người con gái Thái của bản Xiềng – Vi Thị Thắm.
Từng là vùng đất “bốn nhất”: Nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất và có đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh Cao Bằng, 5 năm qua, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào các DTTS có cơ hội vươn lên thoát nghèo, tạo bước chuyển mới trong thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Kế thừa nền tảng tư tưởng của Bác, tỉnh Lào Cai đã dành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin của một bộ phận người dân khi tuyên truyền về cái gọi là “Nhà nước Mông”, kẻ xấu đã vẽ ra “bức tranh vô thực” về một nơi nào đó con người “không làm cũng có ăn”, ở đó “bông lúa to như đuôi trâu”, “hạt thóc to như hạt ngô”, người không cần học cũng được bố trí làm cán bộ...
Trên hành trình về vùng chiến địa xưa, từ đỉnh dốc Khỉ, tôi thỏa mắt ngắm một không gian khoáng đạt đang mở ra phía trước. Cái nắng màu mật ong dịu ngọt của bầu trời Cát Tiên (Lâm Đồng) trải dài như những dải thảm trên những cánh rừng cổ sinh tươi tốt đầu nguồn. Cánh đồng lúa giữa triền phù sa cổ vừa qua vụ gặt còn trơ gốc rạ. Những buôn làng, phố thị bình yên…
Việt Nam có 54 dân tộc nên trong các thời kỳ cách mạng, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là coi trọng đại đoàn kết toàn dân tộc, quan tâm các thành phần dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển.