Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đồng hành cùng đồng bào các dân tộc: Chung sức trên hành trình xây và chống ( Bài 3)

Sỹ Hào - 08:44, 21/10/2020

Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch thường lợi dụng khó khăn ở vùng đồng bào DTTS để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc. Là diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã có những tuyến bài vạch trần các âm mưu, giúp đồng bào nâng cao cảnh giác để “miễn nhiễm” trước các âm mưu thù địch.

Báo Dân tộc và Phát triển sát cánh cùng đội ngũ già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS
Báo Dân tộc và Phát triển sát cánh cùng đội ngũ già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Như cây Kơnia vững chãi giữa đại ngàn

Tây Nguyên - với những tên đất, tên người đã đi vào lịch sử của cả dân tộc. Đó là đồi Chư Pao, làng STơr, chiến thắng Đăk Pơ, Plei Me, Buôn Ma Thuột…; là tên tuổi của những Anh hùng như: Đinh Núp, Nơ Trang Long, Kơ Pa Kơ Lơng, A Sanh…

Sau giải phóng, Tây Nguyên cũng đã trải qua những thời điểm khó khăn, bất ổn. Nhất là trong 5 năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2005), các thế lực thù địch liên tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo đã gây ra 2 cuộc biểu tình, bạo loạn (tháng 2/2001 và tháng 4/2004).

Cùng với cả hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí, Báo Dân tộc và Phát triển đã có những tuyến bài vạch trần các âm mưu của các thế lực thù địch, giúp đồng bào Tây Nguyên nâng cao cảnh giác. Nhưng thời điểm đó, Báo chưa có phóng viên thường trú tại địa bàn, nên phải cử phóng viên biệt phái từ Hà Nội vào Tây Nguyên. Nắm vững chủ trương, đường lối về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, phóng viên được cử biệt phái trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong những cuộc tiếp xúc với đồng bào.

Một đặc thù khác nữa, là Báo đã phản ánh đậm nét những tấm gương già làng, Người có uy tín cũng như những mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hiếu học… ở Tây Nguyên. Đây chính là những hạt nhân để tạo sức lan tỏa, từ đó củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Những Người có uy tín nơi đây được ví như những “cây Kơnia vững chãi” giữa đại ngàn, đúng như những gì trong bài viết “Già làng trên đất cao nguyên: Như cây Kơnia vững chãi…” của nhà báo Phương Hạ (hiện là Phó Tổng Biên tập báo Dân tộc và Phát triển) đã viết.

Những “cây Kơnia vững chãi” giữa đại ngàn một khi được biểu dương, tôn vinh kịp thời đã trở thành chỗ dựa cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đóng góp công sức cho sự phát triển ổn định của khu vực. Ghi nhận những đóng góp của họ, tháng 3/2009, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương Già làng tiêu biểu tại TP. Pleiku (Gia Lai). Tại Hội nghị này, các già làng Tây Nguyên đã ký Quyết tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định sự thủy chung của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Đảng, Bác Hồ và bày tỏ quyết tâm đồng lòng xây dựng buôn làng phát triển đi lên.

Sắc mới buôn làng Tây Nguyên
Sắc mới buôn làng Tây Nguyên

Sắt son niềm tin

Tiếp tục sứ mệnh “truyền lửa”, Báo Dân tộc và Phát triển đã đồng hành cùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên xây dựng buôn làng. Từ một vùng đất bom cày, đạn xới, Tây Nguyên từng ngày trỗi dậy với chim Chơ Rao tung cánh, hoa Pơ Lang thắm đỏ, tiếng cồng chiêng trầm hùng, ngân vang khắp núi rừng.

Nhưng không vì thế mà ngơi nghỉ công tác tuyên truyền. Bởi, đồng bào chỉ thực sự tin khi được mắt thấy, tai nghe. Vì thế, những tác phẩm đăng tải trên Báo Dân tộc và Phát triển phải “nói cho được, phản ánh cho rõ” sự đổi thay của buôn làng.

Trở lại năm 2006, đạo trái phép Hà Mòn “quét” qua nhiều buôn làng ở Tây Nguyên đã gây ra nhiều hệ lụy. Nhằm ngăn chặn đạo Hà Mòn, cả hệ thống chính trị đã vận động lão thành cách mạng, già làng, Người có uy tín tuyên truyền người dân hiểu rõ đạo Hà Mòn, nâng cao nhận thức, ổn định tư tưởng. Đồng thời, triển khai nhiều dự án, chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp bà con làm ăn hiệu quả, phát triển kinh tế.

Nhưng các buôn làng Tây Nguyên thay đổi, phát triển như thế nào? Trong tác phẩm “Cuộc sống mới ở Kuk Kôn, Kuk Đăk” đăng trên Báo Dân tộc và Phát triển ngày 29/5/2018 chỉ rõ: Gần 10 năm trước, 2 làng Kuk Kôn và Kuk Đăk (xã An Thành, huyện Đăk Pơ, Gia Lai) do theo đạo Hà Mòn, người dân bỏ bê ruộng đồng để ở nhà đọc kinh. Nhiều người cuồng tín còn bỏ nhà lên núi cầu nguyện. Trẻ con không được đi học chữ, ốm đau thì cầu cúng thay vì đến bệnh viện…

“Nhưng nay, làng Kuk Kôn đã được Nhà nước đầu tư làm đường bê tông từ Quốc lộ 19 vào nên đi lại rất thuận tiện, điện, nước sạch, trường học được đầu tư xây dựng. UBND xã còn hỗ trợ cây giống, con giống, giúp dân làng phát triển kinh tế. Dân làng cũng đã khôi phục lại các phong tục truyền thống tốt đẹp”, bài báo nêu.

Cũng như làng Kuk Kôn, Kuk Đăk, các buôn làng Tây Nguyên nay đã “thay màu áo mới”. Hiện toàn vùng có 100% xã và 99,39% thôn, buôn có điện; 100% các tỉnh trong khu vực đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt gần 95%. 100% số xã có trạm y tế, trong đó 67% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế…

Những đổi thay đó đã được Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh chân thực, đầy đủ trên các số báo, tiếp thêm niềm tin son sắt cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đồng bào các dân tộc ở các vùng miền trên cả nước nói chung. Đồng bào các dân tộc vốn chất phác và thuần hậu. Nhưng bên trong sự thuần hậu, chất phác ấy là sự thông tuệ, bản lĩnh. Viết về đồng bào, viết cho đồng bào để làm sâu sắc thêm sự thông tuệ, bản lĩnh ấy trước các âm mưu kích động là sứ mệnh mà Báo Dân tộc và Phát triển đã, đang và sẽ đảm đương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người dân ở Yang Tao mong một công trình nước sạch

Người dân ở Yang Tao mong một công trình nước sạch

Nhiều năm qua, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là vào mùa khô. Năm nay, tình trạng thiếu nước càng trầm trọng hơn, hầu hết người dân phải đến con suối cách nhà hàng cây số chở từng bình, can nước về sử dụng.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 4 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 5 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 5 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 5 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 5 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.