Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đồng hành cùng đồng bào các dân tộc: Người bạn tri âm ( Bài 2 )

Hồng Phúc - 10:43, 16/10/2020

Trong những chuyến công tác đến các bản làng xa xôi của Tổ quốc, hình ảnh đồng bào đón đọc, nâng niu tờ Báo Dân tộc và Phát triển, những người làm báo về đồng bào DTTS chúng tôi thật sự hạnh phúc. 18 năm qua, Báo Dân tộc và Phát triển tự hào là món ăn tinh thần, là người bạn tri âm của bà con các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Báo Dân tộc và Phát triển trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống bà con DTTS trên mọi vùng miền của Tổ quốc.
Báo Dân tộc và Phát triển trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống bà con DTTS trên mọi vùng miền của Tổ quốc.

Sử dụng Báo Dân tộc và Phát triển trong mỗi buổi tuyên truyền

Từ nhiều năm nay, ông Vương Công Chúng (SN 1959), dân tộc Tày, Người có uy tín của thôn Nà Lẻng, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã quen thuộc với việc theo dõi tờ Báo Dân tộc và Phát triển đầy đủ mỗi kỳ. Ông Chúng kể, có những người nghèo trong thôn muốn đi xuất khẩu lao động, đến nhà ông hỏi họ được Nhà nước hỗ trợ thế nào, ông sẽ nhớ ngay mục Chính sách và Đời sống của Báo Dân tộc và Phát triển rồi mang ra đọc lại để cung cấp thông tin chính xác cho họ.

Hoặc đơn giản, đọc mục Nông thôn mới (NTM), có những xã vùng cao được tờ Báo viết về sự thay đổi tích cực về môi trường, những Người có uy tín trong thôn sẽ khuyến khích, nhắc nhở đồng bào giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi để địa phương sớm đạt chuẩn NTM.

Ông Chúng cho biết, là Người có uy tín, ông được cấp mỗi tuần 2 số Báo Dân tộc và Phát triển. Được cấp báo, đọc báo, ông kịp thời nắm bắt thông tin về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

“Có Báo, những người có tuổi như chúng tôi lúc nào cũng có thể giở ra để đọc, tra cứu thông tin rất tiện lợi. Tôi luôn sử dụng tờ báo giấy trong mỗi buổi tuyên truyền chính sách, sinh hoạt chung cho đồng bào”, ông Chúng chia sẻ.

Cũng như ông Chúng, suốt 18 năm qua, hàng chục nghìn Người có uy tín khắp mọi miền Tổ quốc đã quen thuộc với Báo Dân tộc và Phát triển, coi đây là một kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong hành trình xây dựng và phát triển, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, sự thống nhất đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành cánh tay nối dài chuyển tải thông tin, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh toàn diện các thành tựu về chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước trên bước đường hội nhập và phát triển đến với vùng sâu, vùng xa. Đồng bào vẫn mong chờ và đón đọc tờ Báo Dân tộc và Phát triển mỗi tuần. Những chuyên mục Chính sách và Đời sống, Công tác dân tộc, Bản sắc văn hóa; Giáo dục… đã trở thành “điểm đến” quen thuộc của người đọc.

Già làng Ksơr H'lâm (bìa phải) là 1 trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai thường xuyên đọc Báo Dân tộc và Phát triển.
Già làng Ksơr H'lâm (bìa phải) là 1 trong 56 già làng tiêu biểu tỉnh Gia Lai thường xuyên đọc Báo Dân tộc và Phát triển.

Cẩm nang làm giàu

Báo Dân tộc và Phát triển xác định, một trong những nhiệm vụ quan trọng, đó là tuyên truyền, động viên đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, biểu dương người tốt việc tốt; tuyên truyền khởi nghiệp, phổ biến và áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Đây chính là lý do mà ở đâu có đồng bào DTTS sinh sống, ở đó có dấu chân của người làm Báo Dân tộc và Phát triển. Và trên hành trình ấy, chúng tôi cảm nhận rõ rệt những bức tranh kinh tế vùng DTTS đang sáng dần lên, bà con các dân tộc đang nỗ lực thoát nghèo, thay đổi tốt đẹp, giàu có hơn. Những sắc màu rực rỡ của những tấm thổ cẩm làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã được bà con bắt kịp “hơi thở” thời đại khi biết bán hàng qua Facebook; doanh nhân Lý Tà Giàng, 25 tuổi, ở Quản Bạ (Hà Giang) thành công với thương hiệu Thảo dược Cao nguyên đá… là những minh chứng đậm nét cho niềm cảm hứng làm giàu được các phóng viên phản ánh trên các trang báo, lan tỏa trong vùng đồng bào DTTS.

Chị Nông Thị Sen, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) là một trong những người học làm giàu từ kiến thức trên Báo Dân tộc và Phát triển. Chị kể, do điều kiện nhà ở xa trung tâm xã nên Internet còn hạn chế, chị vẫn mượn tờ Báo Dân tộc và Phát triển của cán bộ văn hóa xã để đọc. Một lần chị đọc được bài viết “Người phụ nữ Chứt học Google khởi nghiệp” ở trang Kinh tế trên báo về tấm gương chị Lê Thị Bích Thúy, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã đi khắp nơi học hỏi, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, trồng trọt trên Internet nên quyết tâm vay vốn ngân hàng, khai hoang quả đồi 2ha để nuôi cá, nuôi gà, trồng ngô và một số loại cây ăn quả. Từ đó, chị Sen thường xuyên đọc trang kinh tế, người tốt việc hay, rồi cũng “rậm rịch” tìm mua gà giống về nuôi, trồng thử giống đậu tương mới...

“Nếu chỉ loanh quanh nương rẫy, cái nhìn của mình chỉ bó hẹp ở làng, ở bản thôi. Biết những gương sáng làm kinh tế, chúng tôi càng có động lực để thoát nghèo. Những thông tin trên báo, giúp nông dân chúng tôi rất nhiều trong học tập, làm giàu”, chị Sen tâm sự.

Cũng như chị Sen, thông qua những bài viết kinh nghiệm làm ăn, các mô hình kinh tế hiệu quả, những gương tỷ phú vùng cao hay những người trẻ hừng hực khí thế khởi nghiệp, bắt đất nghèo nở hoa… đăng tải trên báo đã tạo ra nguồn cảm hứng vươn lên thay đổi cuộc sống đói nghèo của đồng bào DTTS, nhất là những người trẻ. Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành cầu nối cho họ giao lưu, học hỏi lẫn nhau kinh nghiệm làm giàu. Báo cũng đã và đang tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung và hình thức để thực hiện “sứ mệnh” phục vụ đồng bào.

Ngày 27/10/2002, Báo Dân tộc và Phát triển xuất bản số đầu tiên đến với bạn đọc, là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên có tờ báo mang tầm vóc quốc gia dành cho đối tượng bạn đọc đặc thù là đồng bào DTTS, miền núi. Trải qua 18 năm, 1 sứ mệnh đồng hành cùng đồng bào DTTS, từ số báo đầu tiên xuất bản 1 kỳ tuần, 8 trang/kỳ, đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển được tăng lên 4 kỳ/tuần. Báo được phát hành vào các ngày thứ 3, 4, 6, 7, với số lượng phát hành trên 30.000 tờ/kỳ. Tờ báo đã đến tay đồng bào ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất trên mọi miền Tổ quốc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắm say chè Thái

Đắm say chè Thái

Ở Thái Nguyên, chúng tôi đã rong ruổi từ Đồng Hỷ lên Đại Từ, rồi ngoặt về Phú Bình, Sông Công… Nhưng đắm say nhất, hẳn là chuyến điền dã ở Tân Cương - một vùng đất góp phần làm nên Đệ nhất danh trà.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Sắc màu 54 - Hà Phương - 1 giờ trước
Chợ phiên Bắc Hà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ghi dấu trên bản đổ du lịch Đông Nam Á. Phiên chợ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và sắc màu cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 31/3 (tức ngày 3/3 năm Ất Tỵ), UBND phường Hàm Rồng (Tp. Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả, làng Đông Sơn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 31/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Tham dự buổi Lễ khởi công có lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm qua, tà đạo “San sư khẻ tọ” đã xâm nhập vào đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và bức xúc trong cộng đồng. Tuy nhiên, với việc linh hoạt triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có công tác dân vận khéo nhiều hộ theo tà đạo “San sư khẻ tọ” ở huyện Mèo Vạc đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 4 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.