Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Độc đáo Bắc Hoa

Đông Khánh - 16:26, 09/10/2020

Bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) ấn tượng từ tên gọi, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn ôm vòng quanh bản, nét bình dị, mộc mạc gần như còn nguyên sơ nguyên sơ của phong cảnh, vườn bãi cho đến những ngôi nhà trình tường đất óng màu thời gian... Cũng khó quên điệu hát Soong hao giao duyên trong phiên chợ tình Thác Lười đậm chất trữ tình của người Nùng địa phương.

Những ngôi nhà đất nâu óng quần tụ trên một ngọn đồi ở Bắc Hoa. Ảnh: Dương Tiến Dũng
Những ngôi nhà đất nâu óng quần tụ trên một ngọn đồi ở Bắc Hoa. Ảnh: Dương Tiến Dũng

Lưu luyến bản vùng cao

Sáng đầu Thu tiết trời heo may thật là biết chiều lòng người. Bởi thế, chuyến đi hơn 100km từ TP. Bắc Giang đến bản Bắc Hoa của chúng tôi càng thêm hứng khởi. Đường dài, rừng núi hoang vu nhưng cảm giác được hòa quyện cùng thiên niên, thác nước, hồ Cấm Sơn và cả hương lúa đồng dìu dịu ngan ngát cộng thêm một chút se lạnh... như xua đi bao mệt mỏi. Một cảm xúc thật kỳ lạ khi lần nữa được cùng ăn, cùng ở với đồng bào các DTTS nơi đây. 

Đọng lại nhiều cảm xúc nhất với tôi là được ở trong ngôi nhà trình tường rất đặc trưng. Từ nhà ở, bếp, công trình phụ, tường rào, chuồng trại chăn nuôi... tất cả đều làm bằng đất. Có lẽ đây là bản làng hiếm hoi ở Bắc Giang còn giữ được rất nhiều những ngôi nhà đất lợp ngói âm dương. Dẫu rằng cuộc sống luôn có sự vận động, phát triển nhưng theo thời gian, kiến trúc tường đất ở Bắc Hoa chưa bị mất đi và điểm đến mới mẻ này dường như vẫn còn là một ẩn số chờ đợi bước chân khám phá của nhiều du khách. 

Theo Bí thư Chi bộ thôn Hoàng Ngọc Phiên: Bắc Hoa hiện nay có khoảng 160 gia đình với hơn 700 người (100% dân tộc Nùng). Thôn có gần 100 ngôi nhà trình tường nằm trên một khu đồi, trước mặt là cánh đồng ruộng bậc thang tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo. Nhiều ngôi nhà có niên đại bằng mấy đời người.

Đến Bắc Hoa, du khách ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên còn được xem người dân dệt khăn, áo chàm thủ công truyền thống và thưởng thức món ngon đặc sản. Cách đây 2 năm, tôi đã đến Bắc Hoa vào mùa Xuân, khi ấy mảnh đất này nổi bật hơn trong sắc hoa mận, hoa mơ đang thời nở rộ. Lắng nghe tiếng sáo, tiếng hát Soong hao gọi bạn tình của các chàng trai, cô gái người Nùng từ các ngả núi vang lên tha thiết, tôi đã tự nhủ lòng nhất định có ngày sẽ trở lại và nay đã thành hiện thực. 

Tôi cũng biết tháng Ba, Bắc Hoa tràn ngập sắc đỏ rực rỡ từ những hàng cây gạo cổ thụ mọc bên đường, những vườn đồi cây ăn quả xanh mướt là thành quả với biết bao công tưới trồng, “một nắng hai sương” của những người nông dân hay lam, hay làm.

Mùa Hè người dân thu hoạch vải thiều, cam, nhãn... khắp nơi đều là quả ngọt. Vào mùa Thu, không gì sánh được bởi bạt ngàn những ruộng hoa cải cúc đủ sắc màu. May mắn hơn, nếu đến đây và đúng dịp chợ phiên Thác Lười sẽ thấy được những bản sắc dân tộc đậm đà, phong phú. Có nhiều hàng hóa tại chợ, những cụ già bán hương nở nụ cười tươi. Cô hàng xén đon đả mời chào khách...

Mỗi tháng, chợ Tân Sơn họp 5 phiên vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22 âm lịch. Đa phần bà con bán những sản phẩm “của nhà làm ra” như con gà, mớ rau, bó củi, quả trứng... để mua về những vật dụng thiết yếu. Đi chợ với đồng bào không chỉ để mua bán, trao đổi, mà còn là cơ hội để gặp gỡ, tâm tình, khoe tài khoe sắc và nhất là hát giao duyên. Tất cả đều chứa đựng hồn quê mộc mạc, giản dị và sự chất phác thật thà.

Chúng tôi tá túc nhờ 1 đêm trong ngôi nhà đất 3 gian lợp ngói âm dương của gia đình ông Vi Văn Sắt (58 tuổi). Ngôi nhà có tuổi thọ gần 40 năm, nằm chênh vênh trên sườn núi. Trước mắt tôi, từng bức tường đất đơn sơ phủ đầy rong rêu, đâu đó có vết nứt chưa được duy tu. Ngôi nhà không chỉ là tài sản của vợ chồng ông Sắt, mà còn là kỷ niệm gắn bó qua tháng năm, mưa nắng. Chẳng thế mà giờ đây ông bà đã có cháu nội, cháu ngoại nhưng ngôi nhà vẫn là chốn đi về của người thân trong gia đình mỗi dịp lễ, tết. 

Người dân Bắc Hoa thu hoạch vải thiều
Người dân Bắc Hoa thu hoạch vải thiều

Tình người qua những ngôi nhà

Năm 18 tuổi chàng thanh niên Sắt xây dựng gia đình với cô gái dân tộc Nùng đẹp người, đẹp nết nhất vùng đất vải. Sau khi cưới vợ, chàng thanh niên Sắt xin phép bố mẹ cho ra ở riêng và tạo dựng cuộc sống mới. Rồi người đàn ông ấy cũng hăm hở tự mình đi tìm một khoảnh đất trên đồi cao cho vừa mắt để cắm đất dựng nhà. 

Đồ đạc trong nhà ông Sắt không có gì đáng kể ngoài 1 chiếc bàn uống nước, 2 chiếc giường và chiếc Tivi đã cũ. Bữa tối được bầy ra trong căn nhà nhỏ thật ấm cúng. Chủ nhà rót chén rượu men lá dậy mùi thơm nồng. Cạn chén rượu, ông Sắt kể: Người Nùng trong bản sống quây quần gần nhau, nhà nọ sang nhà kia chỉ ngăn bằng một hàng cây hay rãnh nước. Bà con sống đoàn kết và đùm bọc, san sẻ khó khăn với nhau. 

Ở bản Bắc Hoa, hễ gia đình nào làm nhà thì anh em, họ hàng, láng giềng xúm vào giúp đỡ. Đàn ông thì đào đất, trình tường, dựng cột, lợp mái, còn phụ nữ thì lo chuyện cơm nước, dọn dẹp vòng ngoài. Việc giúp đỡ này hoàn toàn là tình nghĩa theo kiểu “chị trước em sau”, gia chủ không cần phải trả tiền công. 

Sau bữa tối bên những ly rượu men lá mềm môi, cũng là lúc trời đã vào khuya, chúng tôi ngả lưng xuống chiếc giường đã cũ trong căn nhà đất. Tuy có hơi “lạ nhà”, nhưng mọi người nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Mới tờ mờ sáng, ngoài trời còn u ám hơi sương, tôi bị đánh thức bởi những tiếng vó ngựa lộc cộc xuống nền đất. Chủ nhà cũng đã tỉnh giấc từ hồi nào để chuẩn bị bữa sáng. 

Chúng tôi chia tay Bắc Hoa khi mặt trời đã lên cao, vợ chồng ông Sắt tiễn khách với nụ cười và những cái bắt tay thật chặt. Trong tôi bỗng gợn lên một suy nghĩ chưa thể lý giải nổi, phải chăng vì đã quen hay tại nghèo khó mà đồng bào vẫn ở nhà trình tường đất suốt bao năm qua. Biết đâu một ngày nào đó khi cuộc sống khấm khá hơn họ sẽ phá bỏ nhà đất để xây nhà bê tông? Thực lòng thì tôi vẫn mong rằng, bằng cách nào đó bà con nơi đây có thể bảo tồn những kiến trúc độc đáo ấy cho mai sau. 

Và tôi cũng nhận ra, trong đôi mắt ông Sắt ánh lên một niềm tin về một tương lai tươi sáng, khi du lịch cộng đồng Bắc Hoa phát triển. Hy vọng một ngày không xa Bắc Hoa sẽ có tên trong bản đồ du lịch của Việt Nam, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường-Thanh Huyền - 1 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.