Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ruộng bậc thang mùa đổ nước

PV - 09:27, 14/02/2019

Mường Tè là huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh Lai Châu, ít ai nghĩ có ngày sẽ có khách đến đây du lịch khám phá. Ấy nhưng thời gian gần đây, Mường Tè lại trở thành điểm ưa thích của những “phượt thủ” đam mê khám phá những cung đường uốn lượn, thấp thoáng bên những sườn núi là những thửa ruộng bậc thang vào mùa đổ nước…

baodantoc_ruong_bac_thang

Thu Lũm là một trong những địa phương có nhiều thửa ruộng bậc thang đẹp nhất nhì tỉnh Lai Châu. Từ sân trụ sở UBND xã Thu Lũm nhìn xuống bản làng, nắng sau mưa mở ra một không gian đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Dõi mắt xa hơn, những thửa ruộng bậc thang hiện ra với vô vàn những tầng bậc loang loáng nước, chạy vòng theo thân núi dưới ánh mặt trời của buổi chiều tà. Vẻ đẹp của những chân ruộng bậc thang ấy vào mùa nước đổ lại càng trở nên đầy sức sống và sinh động hơn.

Ông Phùng Lòng Cà, Chủ tịch UBND xã Thu Lũm cho biết: xã Thu Lũm có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Hà Nhì, kinh tế chủ yếu của đồng bào là nông nghiệp lúa nước. Do địa hình hiểm trở, chia cắt bởi núi đồi, diện tích đất thịt ít nên việc canh tác lúa nước của người dân trở nên vô cùng khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó, người dân ở đây đã chọn các sườn núi, dốc để tạo thành những vạt đất bằng theo từng lớp để canh tác và dẫn nước từ các khe suối ở đỉnh núi xuống.

“Ở đây, để có được mảnh ruộng canh tác, người dân phải tốn rất nhiều công sức đào đất, san bậc từ đỉnh núi xuống chân núi. Cứ thế, những ô ruộng hình vòng cung chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp như những bậc thang bắc lên trời xanh ôm theo dáng núi”, Chủ tịch UBND xã Thu Lũm Phùng Lòng Cà nói.

Ruộng bậc thang mùa nước đổ là một trong những thời điểm ruộng bậc thang đẹp nhất trong năm. Ruộng bậc thang mùa nước đổ là một trong những thời điểm ruộng bậc thang đẹp nhất trong năm.

Theo ông Cà, với người nông dân Thu Lũm, ruộng bậc thang minh chứng cho sự khéo léo cũng như tinh thần chịu khó chinh phục thiên nhiên. Với địa hình bị chia cắt mạnh, để tạo được những thang ruộng là cả một kỳ công.

Anh Lý Gạ Chừ, ở bản Pa Thắng, chia sẻ: Để làm được ruộng bậc thang, trước tiên là phải khảo sát địa hình đảm bảo 2 yếu tố, địa hình không quá dốc đứng và phải gần với các khe nước, khe suối để có thể dẫn nước về kênh mương. Tiếp theo là tiến hành việc đào, san bằng mặt đất để tạo thành ruộng bậc thang. Sau khi hoàn tất việc đào kênh mương thì bắt đầu tiến hành đào kênh nước hoặc bắc nước bằng ống tre, nứa từ nguồn về ruộng. Khó khăn lớn nhất trong quá trình làm ruộng bậc thang là do địa hình khó khăn, nên không thể sử dụng máy móc mà chủ yếu là dùng sức người và sức trâu, bò để san bằng.

Anh Chừ dẫn chứng: Gia đình tôi có 3 thửa ruộng bậc thang, để có được 3 thửa ruộng đó, cùng với sự giúp đỡ của người thân phải mất hơn 2 tháng mới hoàn thành. “Từ 3 thửa ruộng, mỗi năm gia đình thu hoạch từ 45 -50 bao thóc, mỗi bao là 50kg. Để giảm thiểu sức người, sức trâu, bò và tăng thu nhập, cả bản hiện đã có 15 hộ đưa máy cày vào áp dụng sản xuất nông nghiệp. Sắp tới gia đình tôi cũng sẽ mua máy cày để thuận lợi hơn trong canh tác”, anh Chừ cho biết.

baodantoc_ruong_2

Khác với một số địa phương thuộc vùng Tây Bắc, ruộng bậc thang thường trồng lúa một năm 2 vụ, ruộng bậc thang ở Thu Lũm mỗi năm chỉ có 1 vụ. Vậy nên, khi các nơi lúa còn xanh thì ở đây lúa đã chín vàng và cho ra những hạt thóc to, tròn, mẩy và căng, hạt gạo xay ra trắng, thơm và dẻo hơn.

Chủ tịch UBND xã Thu Lũm Phùng Lòng Cà tỏ ra rất tâm đặc vì theo ông, Thu Lũm được xem là xã có ruộng bậc thang đẹp và nhiều nhất trong các xã của huyện Mường Tè, tận dụng được khí hậu cũng như địa hình núi cao nên vẻ đẹp đó càng được tôn thêm.

Khi chiều tà dần buông xuống, những thửa ruộng bậc thang lại khoác lên mình vẻ đẹp bình yên đến lạ. Và có lẽ, bất kỳ ai khi đứng trong không gian mênh mông ấy, thấy hình ảnh này cũng có thể cảm nhận được sự vất vả và những nỗ lực mưu sinh của đồng bào Hà Nhì nơi đây. Những thửa ruộng bậc thang dù lớn hay nhỏ đều được “chạm khắc” một cách cẩn trọng, tỉ mỉ mang đến sự dễ dàng trong việc canh tác. Đồng thời, đó cũng chính là một trong những nét văn hóa thể hiện sự tài tình trong nghệ thuật “chinh phục” tự nhiên của người dân vùng cao.

HOÀI DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 2 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 2 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 giờ trước
Dù Lễ Sen Dolta (cúng ông bà) năm 2024 đã dần khép lại, nhưng những hình ảnh và tình cảm mà các đoàn công tác là lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến trực tiếp thăm hỏi Ban quản trị các chùa Khmer-những địa chỉ căn cứ cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn vẫn lan tỏa và lắng đọng ở nhiều ngôi chùa, nhiều gia đình đồng bào Khmer nơi các đoàn đến thăm. Những hoạt động này, thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm tri ân đặc biệt, trách nhiệm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đối với những người có công với đất nước trong mỗi dịp lễ, tết truyền thống.
Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò ?

Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò ?

Xã hội - Lê Hường - Hoàng Tiến - 8 giờ trước
Cầu đã xây dựng hoàn thiện, nhưng đường dẫn lên cầu không có, mỗi ngày hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn phải bỏ tiền thuê đò qua sông hoặc di chuyển trên cầu cũ xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân là do không gỡ được “điểm nghẽn” về giải phóng mặt bằng mà những cây cầu được đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng vẫn không sử dụng được.
Bắc Hà (Lào Cai): Nhu cầu di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai rất lớn

Bắc Hà (Lào Cai): Nhu cầu di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai rất lớn

Xã hội - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo thống kê, sau đợt mưa lũ vừa qua, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có gần 1.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, buộc phải di rời khẩn cấp, nhu cầu tái định cư của người dân địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, việc sắp xếp nơi ở mới cho người dân vùng nguy cơ thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Hà đang gặp nhiều khó khăn, do đặc điểm địa hình có nhiều đồi, núi, độ dốc lớn, khó tìm ra các vị trí để bố trí tái định cư an toàn cho người dân.