Trong khi ở đất liền, nhà nhà, người người quây quần bên nhau đón ngày đầu tiên của năm 2021, thì ở nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, những người lính nhà giàn DK1/10 căng mình theo dõi mục tiêu. Niềm vui của các chiến sĩ chỉ trọn vẹn khi Nhân dân cả nước đón Tết yên bình.
Từng đón nhận phần thưởng cao quý - Huân chương Lenin, từng khiến nhiều kĩ sư Liên Xô “mất chức” vì những sáng tạo không ngờ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật (KHKT), nhưng ông vẫn nhảy việc, rồi xin nghỉ về quê bán nước kiếm sống. Dẫu vậy, niềm đam mê khoa học âm ỉ khiến ông không dứt được, để rồi đêm về ông lại mò mẫm với những đề tài nghiên cứu mới...
“Ở đâu Nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân”. Lời khẳng định ấy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X , một lần nữa khẳng định thêm phẩm chất kiên trung sáng ngời của người lính giữa thời bình. Nhìn lại một năm 2020 đầy những biến động của thiên tai, dịch bệnh, sẽ thấy rằng phát biểu đó của người đứng đầu Chính phủ là rất đúng, rất trúng lòng dân...
Trên vùng đất ngã ba biên giới Việt Nam - Lào – Cam-pu-chia thuộc cửa khẩu quốc tế Bờ Y của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một trang trại cao su xanh thẳm giữa buôn làng của người dân tộc Xơ Đăng. Đấy là tài sản của nhà ông A Xem. Có lẽ ở vùng ngã ba biên giới Đông Dương- nơi “một tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe” này, số người có thu nhập tiền tỷ như A Xem quả là hiếm. Người đảng viên 45 năm tuổi Đảng này đã gần trọn cuộc đời gắn bó, bám làng, bám đất rừng biên giới.
Làng Kon Klo2, xã Đắk Rơ Va (TP. Kon Tum) được tách ra từ làng Kon Klo thuộc phường Thắng Lợi vào năm 1993. Ngày ấy, bà con người dân tộc Ba na đã bao đời gắn bó trên mảnh đất “chôn rau cắt rốn” cùng dời làng, qua sông Đăk Bla, cùng nhau sát cánh nơi vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng xây quê hương từng ngày thay đổi.
A Lăng Đợi dừng tay rìu trên phiến gỗ đang thành hình ở Khu du lịch Suối Hoa (xã Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng) để trò chuyện cùng mọi người. Hơn 10 năm nay, ông A Lăng Đợi (sinh năm 1964 tại làng Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang, Quảng Nam) được địa phương lựa chọn là già làng trong những đợt giao lưu, giới thiệu văn hóa Cơ tu tại nhiều nơi như Hội An, Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội…
Dưới thời tiết 15, 16 độ ở miền núi, những tiếng ê a học bài của lũ trẻ nhỏ vang lên từ “lớp học dã chiến”, xung quanh toang hoang gió lùa buốt lạnh. Trường học mượn tạm tiệm tạp hoá của nhà một người dân ở xã Trà Lâm. Sau cơn bão Molave (bão số 9) vừa qua, trường Trà Khương (xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) chơ vơ một đống đổ nát. Lại một mùa chạy trường!
Từ các bản làng xa xôi, 145 học sinh, sinh viên, thanh niên (HS, SV, TN DTTS) xuất sắc, tiêu biểu đã về Thủ đô Hà Nội để cùng nhau hát lên âm vang của lòng tự hào "đường đến ước mơ" tại Lễ Tuyên dương HS, SV, TN DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.
Đang là một công nhân khoẻ mạnh, Phương bất ngờ đổ bệnh, căn bệnh u tuỷ sống, vô phương cứu chữa. Phương về quê chờ… chết. Chín, như một chàng hoàng tử trong chuyện cổ tích xuất hiện. Và những tháng ngày hạnh phúc đã đến với đôi bạn trẻ…
Chiều 28/12/2020, tại trụ sở cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã gặp mặt Đoàn HS, SV, TN DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020. Cùng dự gặp mặt có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh, các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương; đại diện Lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và 145 HS, SV, TN DTTS xuất sắc, tiêu biểu tham dự Lễ Tuyên dương.
Võ Thị Minh Nga (1987)- cô nhà báo trẻ đã rời bỏ Sài Gòn hoa lệ sau 10 năm lập nghiệp, để trở về Quảng Nam khởi nghiệp thương hiệu Gạo lứt rẫy Bh.nong, với khát khao đưa nông sản sạch quê hương lên một tầm cao mới. Nga chia sẻ lý do thật đơn giản: mình thoát nghèo rồi nhưng không vui, vì xung quanh mình, đồng bào vẫn luẩn quẩn trong cái đói nghèo.
Hàng trăm năm nay, khu rừng săng lẻ nằm sát ngay Quốc lộ 7A ấy vẫn vẹn nguyên, không hề bị vi sơ. Đối với người dân xã Tam Đình, huyện Tương Dương ( Nghệ An), khu rừng được coi là báu vật.
Cha truyền, con nối; đã bao đời rồi, cuộc sống cư dân vạn chài trên sông Lam ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) lênh đênh theo từng con nước. Cuộc đời họ cũng chòng chành như thân phận những con đò, nổi trôi khắp “sơn cùng thủy tận” để rồi khi đã ở bên kia dốc cuộc đời, vẫn chưa thể sắm nổi cho mình một “tấc đất cắm dùi”.
Tin voi Yẵ Tao chết (hôm 3/12/2020) làm rúng động cả một vùng thung lũng Ayun rộng lớn trong nhiều ngày qua. Đó là chú voi nhà cuối cùng của người quản tượng cuối cùng ở vùng đất Ayun – Chư Mố (Gia Lai) này. Bên bờ suối Ia Tul, chú voi Yẵ Tao gần 60 tuổi đã không còn thêm một lần vui với nắng gió đại ngàn nữa.
Tảng sáng, từng tốp công nhân lại hì hục vào mỏ, vào xưởng. Người tứ xứ, kẻ bản địa, họ trở dậy sau một ngày nhọc nhằn bán sức mưu sinh. Trong đoàn người ra đi ấy, đã có và sẽ còn những người không bao giờ về nữa. Bởi, những bụi đá vừa kịp lắng xuống hôm qua, thì lại có một lớp bụi mới hình thành từ khoan đá, nổ mìn hôm nay...
Nhìn những nét chữ lấp lánh ấy, không ai nghĩ là của học sinh tiểu học, lại là học sinh người Mông. Thế mà là chữ các cháu đấy - học sinh điểm Buộc Mú, Trường Tiểu học Na Ngoi I (Kỳ Sơn – Nghệ An).
“Cái tình, cái nghĩa của bà con; tiếng cối giã gạo bằng sức nước, tiếng cồng chiêng và điệu múa của em gái Thái mà tôi chỉ dám liếc nhìn… cứ theo mãi suốt cả cuộc đời. Tôi phải làm gì đó, phải viết gì đó để trả cái nợ ân tình với bà con”, đó là tâm sự của nhạc sỹ Dương Hồng Từ - người vừa cho ra mắt ba cuốn sách về văn hoá cổ truyền, âm nhạc dân gian của một số dân tộc thiểu số ở Nghệ An.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020, tại Thủ đô Hà Nội đã khép lại trong tình đoàn kết các dân tộc anh em. Để rồi, đến giờ phút chia tay lưu luyến, những khuôn mặt, ánh mắt, những vòng tay vừa mới kịp quen, nay lại hối hả trở về với nhịp sống của bản làng, phum sóc… mang theo quyết tâm lan tỏa xây dựng cuộc sống mới ấm no, giàu đẹp.
Đồng bào Ê đê đặt cho buôn căn cứ cách mạng Ea M’droh, xã Ea M’droh, huyện Cư M’Gar (Đăk Lăk) là buôn Cháy. Bởi trong kháng chiến, buôn Ea M’droh từng bị phóng hỏa thiêu rụi. Đất nước thống nhất, xây dựng lại từ đống tro tàn, “buôn Cháy” từng ngày khởi sắc, căng tràn sức sống.
Không ai nghĩ những huyện nghèo 30a ở Nghệ An sẽ bắt đầu xây dựng nông thôn mới (NTM) từ đâu; càng không dám nghĩ đến ngày sẽ có đơn vị đạt chuẩn danh hiệu ấy. Nhưng, đồng bào các DTTS nơi đây đã viết nên kì tích trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này. Phía sau danh hiệu là cuộc sống mới no ấm, đủ đầy, văn minh ở các bản làng vùng cao.